MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dòng tiền đổ về vùng phụ cận TP.HCM, Thành phố mới Bình Dương hưởng lợi

24-09-2022 - 08:00 AM | Bất động sản

Dòng tiền đổ về vùng phụ cận TP.HCM, Thành phố mới Bình Dương hưởng lợi

Sở hữu nội lực quy hoạch và tiện ích hoàn thiện, cộng hưởng với tiềm năng to lớn của “thủ phủ công nghiệp” quốc gia, Thành phố mới Bình Dương là cái tên sáng giá trên thị trường bất động sản (BĐS) khu vực phụ cận TP. Hồ Chí Minh.

Báo cáo thị trường TP. Hồ Chí Minh và vùng phụ cận 6 tháng đầu năm của DKRA cho thấy nguồn cung đất nền tại TP. Hồ Chí Minh tiếp tục giảm, chiếm không đến 1% tổng số lượng sản phẩm bán ra thị trường. Các phân khúc nhà phố, biệt thự, căn hộ có mức giá chào bán cao hơn 30-40% so với cùng kì năm 2021, giao động từ 6,6 đến 64,1 tỷ đồng/ căn.

Với diễn biến thị trường hiện tại, dòng tiền của các nhà đầu tư có xu hướng đổ về các khu vực phụ cận với mặt bằng giá dễ chịu, biên độ lợi nhuận tiềm năng hơn. Tiêu chí thuyết phục các nhà đầu tư không nằm ngoài tốc độ đô thị hoá, hoàn thiện hạ tầng của từng khu vực, cũng như tiềm năng tăng giá, cho thuê sinh lời tốt, pháp lý vững vàng.

Đặc biệt, theo nhiều chuyên gia, BĐS hưởng lợi thế của khu công nghiệp như Bình Dương được ưa chuộng hơn cả. Bởi ngoài mục đích đầu tư tích sản, khu vực này dễ dàng khai thác kinh doanh thương mại dịch vụ nhờ vào tốc độ gia tăng dân số cùng khả năng thu hút chuyên gia nước ngoài đến sinh sống và làm việc.

Tiềm năng to lớn từ “thủ phủ công nghiệp” quốc gia

Ở vị trí tâm điểm chiến lược của Bình Dương, Thành phố mới Bình Dương (TPM Bình Dương) đang nổi lên như một trung tâm thu hút dòng tiền cực lớn đổ vào đầu tư BĐS do thừa hưởng lợi thế từ “thủ phủ công nghiệp” Việt Nam.

Dòng tiền đổ về vùng phụ cận TP.HCM, Thành phố mới Bình Dương hưởng lợi - Ảnh 1.

Thành phố mới Bình Dương là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, tài chính mới của tỉnh Bình Dương với quy hoạch lên tới 1000 ha. Nguồn: Becamex Bình Dương

Lợi thế đầu tiên phải kể đến là hệ thống hạ tầng giao thông quy mô hiện đại, kết nối thẳng với TP. Hồ Chí Minh và toàn bộ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vài năm gần đây, hàng loạt dự án giao thông trọng điểm đi qua Bình Dương đã liên tục được chấp thuận thông qua như nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 13; đường cao tốc Hồ Chí Minh - Chơn Thành; đường Vành đai 3 và 4; kéo dài tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên về TPM Bình Dương, v.v… Vừa qua, địa phương này còn tiếp cận được nguồn vốn vay ODA trị giá 543 tỷ yên để triển khai dự án đường sắt đô thị và cải thiện giao thông công cộng. Tất cả tạo “cú hích” cho TPM Bình Dương nâng cao vị thế và tiềm năng phát triển dài hạn.

Ở góc nhìn kinh tế, Bình Dương dẫn đầu cả nước về thu hút dòng vốn FDI trong 6 tháng đầu năm 2022.  Nổi bật trong đó là dự án nhà máy của tập đoàn LEGO và Pandora với tổng số vốn hơn 1,1 tỷ USD chỉ cách TPM hơn 10 phút di chuyển. Khi hoàn thiện, các dự án này dự kiến sẽ thu hút tới hơn 10.000 chuyên gia và người lao động đến làm việc, đồng nghĩa với lượng khách thuê nhà, mua sắm và sử dụng dịch vụ tại TPM Bình Dương hứa hẹn tăng cao.

Nội lực từ quy hoạch bài bản và tiện ích tầm cỡ

Hiện tại, TPM Bình Dương cơ bản đã hoàn thiện các hạng mục hạ tầng - tiện ích, mang dáng dấp của một đại đô thị đầy sức sống với những tòa nhà và các đại lộ rợp bóng cây xanh. Nơi đây đã và đang hình thành đầy đủ dịch vụ từ hành chính, giáo dục, y tế, văn hóa, thương mại cho đến vui chơi giải trí.

Nổi bật nhất trong số này là Khu phức hợp Trung tâm thương mại Thế giới Thành phố mới Bình Dương (BDNC WTC) với quy mô 400.000 m2 bao gồm: WTC Gateway, WTC Expo và WTC Tower. Là thành viên của Hiệp hội Trung tâm thương mại Thế giới WTA, nơi đây được quy hoạch để trở thành một điểm đến nổi bật, kết nối kinh tế và giao lưu văn hóa với 23 thị trường lớn trên toàn cầu.

Dòng tiền đổ về vùng phụ cận TP.HCM, Thành phố mới Bình Dương hưởng lợi - Ảnh 2.

WTC Gateway dự kiến khai trương quý I/2024, trực tiếp tạo đà gia tăng giá trị cho BĐS khu vực. Nguồn: Internet

Trong đó, WTC Gateway là công trình được trông đợi nhất bởi là nhà ga trung tâm kết nối Bình Dương với Thành phố Thủ Đức và tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên, tọa lạc tại nút giao của nhiều đại lộ chính. Kề bên đó là tổ hợp văn phòng WTC Tower cũng sẽ sớm hoàn thiện, tạo nên hệ sinh thái tiện ích đủ đầy và diện mạo ấn tượng cho TPM Bình Dương.

Với những lợi thế to lớn đó, thị trường Bình Dương nói chung và TPM Bình Dương hứa hẹn sẽ tạo nên một sự tăng trưởng bùng nổ về mọi mặt trong tương lai gần. Không chỉ với nhóm ngành kinh tế sản xuất, mà cả các ngành kinh tế dịch vụ cũng sẽ khởi sắc lên, bởi theo chân những doanh nghiệp sản xuất lớn, các công ty thương mại dịch vụ quốc tế cũng sẽ sớm đổ bộ vào.

Các yếu tố này sẽ liên đới tác động tạo nên sự tăng trưởng bứt phá cho thị trường BĐS khu vực. Bởi khi có một lượng nhân lực hùng hậu, đa thành phần từ cả quốc tế và trong nước cùng đổ về, sẽ tạo nên nguồn cầu nhà ở vô cùng lớn, mở ra những tiềm năng lớn lao ở tất cả các phân khúc chờ các nhà phát triển dự án khai thác.  Trên thực tế, các chủ đầu tư nhanh nhạy, có tiềm lực mạnh mẽ đã sớm để mắt, đón đầu thị trường đầy triển vọng này. Điển hình như vừa mới đây, chủ đầu tư tên tuổi đến từ Malaysia - Gamuda Land, nổi danh tại Việt Nam với 2 dự án đại đô thị tiêu chuẩn quốc tế Gamuda City quy mô 294 ha tại Hà Nội và Celadon City rộng 82 ha tại TP.HCM, sắp chuẩn bị ra mắt khu nhà phố thương mại nằm ở vị trí thuận lợi, liền kề Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương.

Dòng tiền đổ về vùng phụ cận TP.HCM, Thành phố mới Bình Dương hưởng lợi - Ảnh 3.

Sau khi tạo tiếng vang với Gamuda City (Hà Nội) và Celadon City (TP.HCM), tập đoàn BĐS nổi tiếng đến từ Malaysia - Gamuda Land đã chọn TPM Bình Dương làm điểm đến tiếp theo. Ảnh: Phối cảnh dự án nhà phố tại TPM BD của Gamuda Land.

"Đây sẽ là dự án nhà phố ấn tượng với nhiều đổi mới trong thiết kế để nâng cao trải nghiệm sống của cư dân. Chúng tôi đặt ra mục tiêu phát triển dự án trở thành khu phức hợp tâm điểm với các hoạt động văn hóa, thương mại sầm uất bậc nhất ở trung tâm Thành phố mới Bình Dương", ông Angus Liew – Chủ tịch HĐTV Gamuda Land Việt Nam hé lộ trong một lần trao đổi với báo chí.

Đây là động thái cụ thể đầu tiên trong kế hoạch mở rộng quỹ đất và quy mô kinh doanh tại thị trường Việt Nam đã được ông lớn bất động sản Malaysia công bố cách đây không lâu. Theo đó, Gamuda Land muốn đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình tại Việt Nam như các dự án phức hợp cao tầng, nhà ở thương mại… Chủ đầu tư này đang nhắm tới các nguồn quỹ đất giàu tiềm năng ở khu vực các tỉnh giáp ranh và thành phố vệ tinh của TP.HCM.

Việc các chủ đầu tư tên tuổi khối ngoại bắt đầu nhập cuộc phát đi tín hiệu vô cùng khả quan cho thị trường bất động sản TPM Bình Dương, dự báo một chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ cho các sản phẩm bất động sản cũng như đất nền ở khu vực này.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên