Đồng USD trượt giá đầu năm 2023 kéo theo làn sóng bán tháo USD ở châu Á?
Tăng trưởng âm, lạm phát cao, nợ không bền vững và nền chính trị bất ổn ở Mỹ sẽ khiến các nhà đầu tư bán phá giá đồng USD.
- 03-01-2023Từng bị cả phố Wall cười nhạo, 20 năm sau Amazon cười lại thị trường: Mảng mới thu hàng chục tỷ USD/năm, hoạt động tốt hơn cả TMĐT
- 31-12-2022Elon Musk trở thành người đầu tiên trong lịch sử mất hơn 200 tỉ USD
- 31-12-2022Bloomberg: TTCK toàn cầu mất 18 nghìn tỷ USD trong năm 2022 nhưng nhiều khả năng sẽ tiếp tục lao dốc vào 2023
- 31-12-2022Elon Musk đưa Tesla lên trời rồi tự tay khiến hãng xe điện xuống vực thẳm: Vốn hóa giảm 900 tỷ USD, sắp bị xếp ngang hàng các thương hiệu bình dân
Theo tờ Asia Times, tình hình hỗn loạn tại trụ sở của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) những ngày gần đây có thể xem như ví dụ điển hình cho nỗi lo của các quan chức châu Á về sự trượt giá của đồng USD trong năm 2023.
Đồng USD trượt giá ảnh hưởng thế nào?
Trong ít nhất năm ngày đầu năm 2023, đội ngũ của Thống đốc BOJ Kuroda Haruhiko đã thực hiện các giao dịch mua trái phiếu lớn đột xuất. Lý do, đồng yen đã tăng giá trong hai tuần liên tiếp kể từ khi ông Kuroda thông báo mở rộng biên độ dao động lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm từ 0,25% lên 0,5%.
Đối với BOJ, động thái này cũng không mấy dễ chịu. BOJ đưa ra quyết định này vào ngày 20-12-2022 nhằm giảm căng thẳng khi lãi suất của Mỹ và Nhật Bản đi ngược chiều.
Tuy nhiên, ông Kuroda đã chọn điều chỉnh theo đồng USD vốn đã trượt dốc trong bối cảnh lo ngại suy thoái kinh tế ở Mỹ. Kết quả giờ đây BOJ đang phải vật lộn để ngăn đồng yen tăng giá quá nhiều, quá nhanh và gây thiệt hại cho các nhà xuất khẩu của Nhật Bản.
Theo Asia Times, đó có thể là lời cảnh báo cho các quốc gia châu Á khác trong năm 2023. "Tình hình cho thấy đồng USD sẽ tiếp tục yếu đi" - ông Michael Purves, giám đốc điều hành của Công ty tư vấn Tallbacken Capital Advisors, cho biết.
Nỗi lo đồng USD mất giá của giới đầu tư
Từ Bắc Kinh đến Jakarta, năm 2023 giống như lật ngược của năm 2022.
Trong 12 tháng qua, châu Á đã phải đối mặt với tác động tiêu cực từ việc đồng USD tăng 8%, quét sạch dòng vốn trên các thị trường ở khắp mọi nơi.
Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) siết chặt chính sách tiền tệ mạnh tay nhất trong 27 năm bằng cách tăng lãi suất đẩy giá USD tăng cao, gây biến động cực đoan trong giá trị tiền tệ và tài sản.
Giới chuyên gia cảnh báo nay đã đến lúc châu Á phải chuẩn bị cho viễn cảnh đồng USD giảm giá, đe dọa gây ra tình trạng hỗn loạn khiến các nhà đầu tư toàn cầu xoay trục để tránh rủi ro.
Theo Asia Times, các nhà đầu tư có ít nhất bốn lý do hợp lý để bán tháo USD.
Một là tỉ lệ tăng trưởng âm của Mỹ tăng nhanh trong năm nay. Hai là lạm phát tồi tệ nhất trong 40 năm có thể sẽ trở nên khó khăn hơn so với những gì thị trường dự đoán. Ba là nợ quốc gia không bền vững của Mỹ đã tăng lên tới 32.000 tỉ USD. Cuối cùng, bối cảnh chính trị hỗn loạn tại Đồi Capitol đang ở cấp độ chưa từng thấy trong hàng chục năm qua.
"Bộ tứ" rủi ro nội tại này đang va chạm với bối cảnh bên ngoài ảm đạm. Sự kiện mở cửa trở lại sau đại dịch COVID-19 của Trung Quốc vẫn chưa đảm bảo hoạt động kinh tế sẽ hồi phục chắc chắn, bởi nhiều quốc gia lo ngại dịch có thể bùng phát trở lại.
Ở châu Âu, "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga tại Ukraine cũng đẩy các nước trong khu vực vào tình trạng thiếu nguồn cung năng lượng, giữa lúc lạm phát tăng cao.
Nhà kinh tế Chris Turner của Ngân hàng ING cho biết việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) chọn cách siết chặt chính sách tiền tệ gần đây đã làm sứt mẻ triển vọng tăng trưởng toàn cầu và cụ thể là của khu vực đồng euro trong năm 2023.
Theo ông Turner, diễn biến của euro sẽ ảnh hưởng đến USD, khiến xu hướng giá sắp tới của USD cũng khó đoán hơn. Trong khi ECB muốn đồng euro mạnh lên, đồng tiền này lại thường mất giá vào thời điểm suy thoái kinh tế như hiện nay.
Tuổi trẻ