Đông y TQ ca ngợi đây là "quả thần tiên" của sức khỏe: VN vừa nhiều vừa rẻ
Trà la hán bán phổ biến ở quán nước ven đường, nhưng Đông y coi đây là loại "quả thần tiên" chữa nhiều loại bệnh vì giá trị dinh dưỡng đặc biệt. Tốt cho tim mạch, hô hấp, tiêu hóa.
- 30-01-20175 lưu ý sức khỏe cần nhớ trong ngày Tết
- 14-01-2017Đừng hâm nóng những loại thực phẩm sau bằng lò vi sóng nếu bạn không muốn làm hại sức khỏe của bản thân và gia đình
- 09-01-20174 quốc gia có dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất thế giới
Quả la hán được Bộ y tế Trung Quốc đánh giá là một trong những loại trái cây quý hiếm đối với ngành dược liệu và thực phẩm, đặc biệt là những ứng dụng đa dạng trong ngành Đông y.
Ở nước ta, la hán mới chỉ dùng phổ biến làm món đồ uống dân dã rẻ tiền tại những quán nước nhỏ chứ chưa thật sự tận dụng hết giá trị của nó.
1. Quả ngọt nhưng lượng đường thấp, dùng được quanh năm
Theo nghiên cứu, quả la hán có lượng đường ngọt dịu cao gấp 300 lần so với thành phần đường trong mía (cùng tiêu chuẩn đo lường). Bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể sử dụng trong phạm vi thích hợp.
2. Thanh nhiệt, giải độc, làm mát máu, tốt cho hệ tiêu hóa
Là loại quả không gây nóng, la hán có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sạch phổi, nhuận tràng, sạch ruột, chữa dạ dày, táo bón. Đa dạng trong chế biến, có thể làm đồ uống, bánh kẹo, gia vị nấu các món ăn hàng ngày.
3. Ngăn ngừa các loại bệnh về hô hấp, tim mạch
Theo nghiên cứu, quả la hán nấu thành nước uống có thể được xem là món đồ uống dược liệu quý giá, có thể ngăn ngừa nhiều loại bệnh như viêm phế quản, cao huyết áp, phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch vành, xơ cứng động mạch, béo phì.
Chữa viêm phế quản cấp tính và mãn tính, viêm thanh quản, hen phế quản, ho gà, viêm amiđan cấp tính, ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp. Nếu dùng lâu năm có thể kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng sống.
4. Tác dụng dưỡng tóc, làm đẹp
Đông y nghiên cứu nhiều và đánh giá rất cao tác dụng của la hán với sức khỏe, trong đó có thể được sử dụng để dưỡng tóc, dưỡng da, làm đẹp.
Nước ép la hán có thể sử dụng để nấu ăn, rất thơm và ngon, vì thế mà quả này được Đông y ca ngợi và gọi với cái tên đầy ưu ái là "quả thần tiên".
Đây là món nước uống giúp làm đẹp hiệu quả, bởi vị ngọt của trà la hán không làm tăng lượng đường quá mức, sẽ khiến người uống không bị tăng cân, giúp làn da mịn màng, trẻ trung.
Với bề dày nghiên cứu về quả la hán, Đông y cũng đã ghi chép lại nhiều tác dụng của nó trong sử sách. Cuốn "Lĩnh Nam thảo dược ghi": La hán có tác dụng tiêu đờm trừ ho, có thể là món ăn nấu cùng thịt lợn rất ngon.
Cuốn "Quảng Tây Y học Trung Quốc Chí" ghi rằng, la hán giảm ho thanh nhiệt, mát máu nhuận tràng, chữa các bệnh về hô hấp, tiêu hóa hiệu quả.
Thành phần dinh dưỡng đặc biệt của la hán
Nghiên cứu cho thấy, quả và lá la hán chứa saponin triterpenoid, một lượng lớn fructose, trên 10 loại axit amin thiết yếu, các axit béo, flavonoid, vitamin C, các nguyên tố vi lượng. Thành phần chất làm ngọt trong quả la hán chính là một loại glucoside triterpene rất tốt cho sức khỏe.
Chất ngọt trong quả la hán không gây độc hại, có hàm lượng calo thấp, vị ngọt cao, ổn định nhiệt tốt, được Đông y đánh giá là một trong những loại quả có lượng đường tự nhiên ngọt ngào quý giá.
Protein, axit amin trong quả khô chiếm 7,1% -7,8%, với khoảng 18 loại axit amin. Trong đó glutamate (108.2-113.3mg/kg), acid aspartic (93.9-112.5mg/kg), valine (52.5-55.5mg/kg), alanine axit (49.9-66.8mg/kg), leucine (48.5-56.7mg/kg).
La hán chứa 24 loại nguyên tố vô cơ, nguyên tố vi lượng và một loạt những yếu tố thiết yếu, với mức độ cao như kali (12290mg/kg), canxi (667mg/kg), magiê (550mg/kg), selen đạt 0.186mg/kg, đây là nguyên tố trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch vành, chống lão hóa, chống ung thư.
Một số bài thuốc nổi tiếng
1. Chữa đau họng mất tiếng
Dùng một quả la hán cắt nhỏ, thêm nước vào đun chín, để nguội rồi uống thường xuyên cho đến khi khỏi. (Sách: Các bài thuốc từ thực vật của Đông y).
2. Chữa bệnh hạch phổi, phổi nhiệt âm hư, đờm ho lâu ngày không khỏi
Quả la hán 100g, 150g lá tì bà(枇杷叶, Eriobotrya japonica Thunb) Nam Sa sâm 150g (南沙参), 150g cát cánh (桔梗, bellflower). Thêm nước đun sôi 2 lần như sắc thuốc hỗn hợp này trong 24 giờ, thêm đường khuấy tan, đun tiếp cho đến khi còn 1 lít nước.
Mỗi lần uống 10ml, ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi. (Sách: La hán và quy định về chế thuốc Bệnh viện, 1989).
3. Chữa khô phổi, ho lâu, nhiều đờm, khô họng, đau cổ
Nửa quả la hán, trần bì (vỏ quýt) 6g, thịt lợn nạc 100g. Luộc chín vỏ quýt, cạo bỏ phần trắng, nấu cùng với quả la hán và thịt cho đến khi chín nhừ, vớt bỏ vỏ quýt và la hán, chỉ ăn phần thịt và nước. (Sách Trung y bản mới năm 1982 số 11 trang 45).
4. Điều trị viêm phế quản cấp tính và mãn tính, viêm amiđan, viêm họng, táo bón
15-30g quả la hán, đun với nước cho đến khi chín, uống thay nước trà hàng ngày (Sách: "Tuyển tập Thuốc thảo dược Trung Quốc").
5. Điều trị ho gà
1 quả la hán, 5 miếng quả hồng khô, sắc thành nước uống thay trà cho đến khi đỡ. (Sách: Phúc Kiến dược liệu).
Cách bào chế, bảo quản quả la hán
Thu hoạch la hán về bóc bỏ vỏ lấy phần thịt quả, loại bỏ sạch tạp chất, sao khô, tán nhỏ. Đựng vào bình thủy tinh kín, để nơi khô ráo thoáng mát, chống mốc, chống côn trùng.
Lấy ra sử dụng từng phần một theo nhu cầu, dùng khoảng 15-30g để nấu canh, hoặc dùng một ít nấu các món thịt, pha trà uống hàng ngày.
*Theo Trung Dược
Trí thức trẻ