Đồng yên đảo ngược xu hướng giảm khi BOJ sắp sửa thay đổi chính sách kéo dài gần 2 thập kỷ
Ngày càng có nhiều kỳ vọng BOJ sẽ bắt đầu đợt tăng lãi suất đầu tiên kể từ tháng 2/2007.
- 18-12-2023Một năm, hơn 10.000 công ty đóng cửa: Làn sóng hủy diệt nào đang quét qua ngành chip bán dẫn Trung Quốc?
- 18-12-2023Nhà sáng lập hiếm khi xuất hiện phải đích thân công du, phát biểu hăng say: Gã khổng lồ xe điện Trung Quốc đặt cược lớn vào ‘cửa ngõ vươn ra toàn cầu’
- 18-12-2023Cổ phiếu trên TTCK một quốc gia Đông Nam Á tăng 200%, chưa có dấu hiệu dừng lại
Đối với các nhà xuất khẩu Nhật Bản, thị trường ngoại hối giờ đây hoàn toàn khác so với một tháng trước.
Trong giai đoạn từ tháng 7-9, đồng yên đã giảm xuống mức 151,8 yên đổi 1 USD, gần tụt xuống mức thấp nhất trong 33 năm. Đồng yên yếu có tác động xấu đến lạm phát nhưng lại có lợi cho xuất khẩu của Nhật Bản.
Yujiro Goto, chiến lược gia ngoại hối trưởng tại Nomura, cho biết: “Các đơn vị xuất khẩu có vẻ không lo lắng gì nhiều. Họ thấy không cần thiết phải phòng ngừa rủi ro tiền tệ”.
Tuy nhiên, vào thứ Năm tuần trước, tỷ giá USD/JPY ở mức 140,96, tăng hơn 10 yên so với một tháng trước. “Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu các nhà xuất khẩu hiện đang cảm thấy lo lắng”. “Trước đây, họ rất vui khi đợi cho đến khi đồng yên giảm xuống còn 150. Bây giờ, họ sẽ rất vui khi bán đô la để đổi lấy yên ở mức 142, 143 hoặc 145.”
Sự thay đổi đột ngột trong trong tâm trạng ngoại hối diễn ra khi lãi suất chính sách của ngân hàng trung ương Nhật Bản, Mỹ và châu Âu có vẻ tiến gần nhau hơn sau cách biệt trong hai năm qua. Koji Fukaya, chuyên gia tại công ty tư vấn rủi ro Market Risk Advisory có trụ sở tại Tokyo, cho biết: “Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã không phù hợp với phần còn lại của thế giới trong thời kỳ Covid-19 và xung đội Ukraine”.
Fukaya cho biết: “Xu hướng giảm giá của đồng yên đang đảo ngược”, khi các ngân hàng trung ương ở Mỹ và châu Âu sẽ điều chỉnh chính sách của họ về mức bình thường hơn trong khi BOJ chuẩn bị chấm dứt một số biện pháp nới lỏng cực đoan nhất.
Các yếu tố khác có thể thúc đẩy hoạt động mua đồng yên để tìm nơi trú ẩn an toàn sẽ là sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán Mỹ hoặc là kinh tế Mỹ suy thoái, ông Fukaya cho biết.
Ông cho biết, mức độ đặt cược đầu cơ tăng cao đối với đồng yên cũng chỉ ra nguy cơ đồng yên tăng giá mạnh do bán khống.
Vào thứ Tư, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã báo hiệu sự kết thúc của chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ nhất trong bốn thập kỷ, đẩy lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ xuống 3,91% vào thứ Năm tuần trước, so với mức trên 5% vào tháng 10.
Vào thứ Năm, Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã giữ nguyên chính sách của mình trong hai cuộc họp liên tiếp, dẫn đến niềm tin rằng ngân hàng này đã hoàn tất việc thắt chặt mạnh mẽ nhất trong lịch sử.
Trong khi đó tại Nhật Bản, ngày càng có nhiều kỳ vọng BOJ sẽ bắt đầu bình thường hóa chính sách tiền tệ vốn cực kỳ lỏng và bắt đầu đợt tăng lãi suất đầu tiên kể từ tháng 2/2007.
Hầu hết các nhà phân tích đều kỳ vọng BOJ sẽ giữ nguyên quan điểm trong cuộc họp chính sách vào thứ Hai và thứ Ba tuần này. Tuy nhiên, rất ít ông lớn trên thị trường nắm bắt được cơ hội, đặc biệt là sau khi Thống đốc BOJ Kazuo Ueda cho biết vào ngày 7/12 rằng việc xử lý chính sách tiền tệ sẽ gặp “nhiều thách thức hơn từ nay cho đến năm sau”.
Vào đầu tháng 12, Goldman Sachs dự đoán đồng yên sẽ duy trì ở mức 155 yên đổi 1 USD trong khoảng thời gian từ 3-6 tháng, với giả định rằng BOJ sẽ dần tiến đến việc nới lỏng và FED sẽ tiếp tục nâng lãi suất trong thời gian dài hơn. Tuy nhiên, sau khi đạt mức 142,3 vào thứ Năm, đồng yên có vẻ sẽ tăng lên 125-130 vào cuối năm 2024, Yutaka Miura, nhà phân tích kỹ thuật cấp cao tại Mizuho Securities, cho biết.
Nguồn: Nikkei
Nhịp Sống Thị Trường