MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dự án cộng đồng WeCycle góp phần tích cực vào xử lý rác thải khoa học tại Việt Nam

22-09-2020 - 08:00 AM | Doanh nghiệp

Trở về nước sau khi hoàn thành khoá học thạc sĩ CNTT tại UK, Hồng Sơn cùng nhóm bạn xây dựng WeCycle, dự án vì cộng đồng hướng tới xử lý rác thải hiện đang rất "được lòng" các cơ quan nhà nước.

Nguyễn Hồng Sơn hiện là CEO công ty CNTT Onite, trước nay khá kín tiếng trên truyền thông, dù rằng ngay khi ra mắt, dự án xử lý rác thải WeCycle đã vượt xa nhiều dự án khác để được áp dụng trong các khối cơ quan nhà nước và tiến tới là các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh. CEO 8X này không chỉ đam mê khởi nghiệp, anh còn đam mê xế sang và tốc độ. Khởi nghiệp thì không phải ai cũng thành công, nhưng theo anh, anh chưa từng thất bại, vì ít nhất anh cũng thu lại được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm.

Người xây dựng dự án xử lý rác thải cho người Việt

Anh có thể chia sẻ một chút về WeCycle, dự án cộng đồng về phân loại và xử lý rác thải của anh được không?

WeCycle tạo ra những chiếc thùng rác thông minh giúp doanh nghiệp và các cá nhân từ việc phân loại rác thải, bảo vệ môi trường một cách tiện dụng hơn cũng giúp họ thu lại một khoản ngân sách nhỏ hàng tháng. WeCycle còn liên kết với hàng loạt ứng dụng thanh toán thông minh như VinID, ViettelPay, giúp thúc đẩy ngành thương mại điện tử nước nhà.

Từ đâu mà anh có ý tưởng thực hiện WeCycle để khởi nghiệp?

Ngay từ khi còn học đại học tại một chương trình đại học quốc tế tại Việt Nam - Greenwich (Việt Nam) tôi đã rất hứng thú với những dự án cộng đồng. Quá trình tiếp xúc với phương pháp giảng dạy, những tài liệu tham khảo và học tập cùng với những giảng viên nước ngoài cộng với khoảng thời gian sang Anh để học thạc sĩ, tôi nhận thấy nước ngoài triển khai những dự án xử lý rác thải rất thông minh, khoa học. Tôi nghĩ tại sao mình không mang những mô hình này về Việt Nam, làm cho nó phù hợp hơn với điều kiện đất nước để đẩy mạnh vấn đề bảo vệ môi trường nhỉ. Và thế là tôi cùng bạn bè bắt tay thực hiện WeCycle.

Anh có kỳ vọng gì ở những dự án cộng đồng phi lợi nhuận như thế này?

Dự án cộng đồng WeCycle góp phần tích cực vào xử lý rác thải khoa học tại Việt Nam - Ảnh 1.

Đến nay, WeCycle đã triển khai bước đầu ở khối văn phòng nhà nước. Trong năm tới chúng tôi kỳ vọng sẽ triển khai được ở hết khối văn phòng trong và ngoài quốc doanh, cùng với đó là các chuỗi nhà hàng tại Hà Nội. Có rất nhiều phản hồi rất tích cực. Tôi cũng nhận được một khoản đầu tư khá lớn của các "shark" để tiếp tục triển khai dự án. Tất nhiên, khi dự án hoạt động sâu rộng, sẽ có những nhân lực cần thuyên chuyển công việc hoặc được đào tạo để thích nghi với những thay đổi trong xử lý rác thải hiện đại. Nhưng tôi tin nếu tất cả cùng nghiêm túc thực hiện thì chúng ta sẽ khắc phục được các vấn nạn môi trường trong thời gian tới.

Có ý kiến cho rằng doanh nhân làm dự án cộng đồng để đánh bóng tên tuổi, anh thấy ý kiến này thế nào?

Với mỗi startup ra đời, tên tuổi với ngành mình theo đuổi luôn là rất quan trọng. Bên cạnh đó thì giá trị cho cộng đồng và xã hội cũng là thứ không thể thiếu cho quyết định mở dự án này của tôi.

Kiến thức, may mắn và "liều" – những yếu tố cần có khi khởi nghiệp

Lời khuyên của anh dành cho các startup về vốn khi khởi nghiệp mà chọn dự án phi lợi nhuận là gì?

Các bạn cần tham gia vào các network, đi theo họ, học hỏi và thiết lập các mối quan hệ. Từ những mối quan hệ đó sẽ cho chúng ta cơ hội gặp những "shark" lớn, có thể hỗ trợ hay đầu tư vào dự án của chúng ta sau này, tất nhiên, tất cả dựa trên nền tảng bạn phải có một kế hoạch thật tốt, thu hút các nhà đầu tư thật sự.

Dự án cộng đồng WeCycle góp phần tích cực vào xử lý rác thải khoa học tại Việt Nam - Ảnh 2.

Với anh, kiến thức có phải là nền tảng quan trọng nhất khi khởi nghiệp không hay là một "viên gạch" khác?

Theo tôi, kiến thức là nền tảng của tất cả mọi thành công, bên cạnh đó là may mắn. Nếu biết kết hợp cả hai yếu tố trên thì tôi nghĩ sẽ thành công. Thêm vào đó, bạn cần phải có độ "liều" nhất định, an toàn quá không có lợi khi khởi nghiệp. Ở trong ngành CNTT, bạn cần phải thích nghi nhanh với sự thay đổi từng ngày nữa.

Vì sao anh chọn học CNTT tại Greenwich (Việt Nam)?

Khi học tại Greenwich (Việt Nam), tôi được học cùng giáo trình với Greenwich (UK), được làm những bài coursework (đồ án), các bài luận cuối kì, học theo topic discussion (thảo luận chủ đề) do đó khi sang UK, tôi thích nghi ngay với chương trình học mà không gặp bất cứ khó khăn nào, cũng không mất thời gian dự bị thạc sĩ như nhiều bạn sinh viên khác. Ở Greenwich (Việt Nam), tôi cũng được cung cấp đầy đủ môi trường cả về cơ sở vật chất cũng như con người để hình thành phẩm chất: Nhanh, Dứt Khoát. Tại thời điểm tôi vào đại học đây cũng là chương trình ĐH tại Việt Nam cấp bằng cử nhân Anh quốc.

Dự án cộng đồng WeCycle góp phần tích cực vào xử lý rác thải khoa học tại Việt Nam - Ảnh 3.

Anh có từng thất bại không?

Đối với tôi không có thất bại trong khởi nghiệp. Với mỗi dự án, nếu có không được may mắn gặt hái về mặt doanh số, thì cũng đọng lại rất nhiều kinh nghiệm. May mắn là từ trước đến giờ tôi cùng lắm là hòa về mặt doanh số.

Anh có phải là một nhân vật "sinh ra ở vạch đích" khi còn khá trẻ đã sở hữu nhiều xế hộp thể thao đắt tiền?

Cuộc đời đối với tôi như những cuộc ganh đua. Không ai ở vạch đích từ đầu cả, chỉ có người giành vị trí giữ lợi thế gần vạch đích hơn. Do đó khi đã gần vạch đích, cộng với biết nắm bắt cơ hội, thì cơ hội thành công sẽ cao hơn.

Cảm ơn anh!

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên