Dự án đặc biệt của Việt Nam - Nga sẽ "lên ngôi": Hành trình hơn 10.000 km và tương lai mang về hàng tỷ USD
Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Liên Bang Nga đã đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực hợp tác, nhất là trong ngành đường sắt.
- 22-06-2024Kết nối cao tốc TPHCM - Mộc Bài với cao tốc Phnôm Pênh - Bà Vẹt
- 21-06-2024Tận thấy cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt hơn 11.000 tỷ sắp thông xe
- 20-06-2024'Chỉ bàn làm, không bàn lùi' - bài 2: Mở thông cao tốc Bắc - Nam
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, chiều ngày 20/6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.
Tại cuộc hội kiến, hai bên ủng hộ sớm triển khai một số dự án quy mô lớn mang tính chất "hải đăng" của Nga - Việt Nam như lĩnh vực đường sắt, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hai nước mở rộng, đẩy mạnh đầu tư và kinh doanh hiệu quả trên lãnh thổ của nhau.
Trong suốt chiều dài hơn 70 năm quan hệ Việt - Nga, lĩnh vực đường sắt là lĩnh vực có sự phát triển bền vững, là biểu tượng cho mối quan hệ thắm thiết keo sơn giữa hai nước với dự án đặc biệt lớn: đường sắt quốc tế (MTC) Nga - Việt - Nga.
Bước khởi đầu cho đường sắt liên vận Việt Nam - Liên Xô
Việt Nam và Liên Xô (tiền thân của Liên Bang Nga) có quan hệ truyền thống lâu đời. Hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 30/1/1950.
6 năm sau ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, cuối năm 1956, mạng lưới đường sắt của Việt Nam lần đầu tiên được kết nối vào mạng lưới đường sắt thống nhất của các nước xã hội chủ nghĩa.
Nhờ những chuyến tàu hỏa đi từ Liên Xô thông qua Trung Quốc sang Việt Nam, Việt Nam đã nhận được vũ khí, quân trang, vật tư, thuốc men, lương thực… phục vụ quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất đất nước.
Sau khi Liên Xô tan rã cuối năm 1991, Nga được công nhận là quốc gia kế tục. Việt Nam và Nga tháng 6/1994 đã ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị, đặt nền móng và cơ sở pháp lý cho quan hệ trong giai đoạn phát triển mới. Hai bên xác lập quan hệ Đối tác Chiến lược năm 2001 và nâng cấp lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vào năm 2012.
Kể từ đó, trong bối cảnh địa chính trị mới đang hình thành, vận tải hàng hóa đường sắt giữa hai nước một lần nữa chiếm vị trí hàng đầu. Theo hãng tin Sputniknews, vận tải hàng hóa bằng đường sắt giữa Việt Nam và Nga đang bước sang trang mới trong lịch sử.
Việt Nam - Liên Bang Nga đã hợp tác thế nào trong lĩnh vực đường sắt?
Kể từ khi Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam và Nga đã hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực đường sắt thông qua nhiều dự án và thỏa thuận khác nhau nhằm nâng cấp và phát triển hệ thống đường sắt ở Việt Nam gồm:
Hỗ trợ Việt Nam trong việc nâng cấp hệ thống đường sắt, bao gồm cả việc cung cấp các thiết bị và công nghệ hiện đại. Các dự án này tập trung vào việc cải thiện chất lượng và an toàn của hệ thống đường sắt.
Chuyển giao nhiều công nghệ tiên tiến cho Việt Nam, bao gồm cả công nghệ về đầu máy, toa tàu, và hệ thống kiểm soát giao thông đường sắt. Điều này giúp nâng cao hiệu quả vận hành và quản lý hệ thống đường sắt tại Việt Nam.
Hỗ trợ Việt Nam trong việc đào tạo và phát triển nhân lực cho ngành đường sắt. Các chuyên gia và kỹ sư Việt Nam đã được gửi sang Nga để học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn.
Hợp tác trong nghiên cứu và phát triển các giải pháp mới cho ngành đường sắt, bao gồm cả việc nghiên cứu và áp dụng các công nghệ mới nhất để cải thiện hiệu suất và giảm thiểu tác động môi trường.
Điển hình như Nga đã tham gia vào các dự án nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam, một trong những tuyến đường sắt quan trọng nhất của Việt Nam. Việc hiện đại hóa này bao gồm cải thiện hệ thống tín hiệu, thay thế các đoạn đường ray cũ, và nâng cao tốc độ tàu chạy.
Cung cấp các gói tài chính hỗ trợ Việt Nam trong việc thực hiện các dự án đường sắt lớn. Các khoản vay ưu đãi và hỗ trợ tài chính từ Nga giúp Việt Nam có thêm nguồn lực để đầu tư vào cơ sở hạ tầng đường sắt.
Đặc biệt, Nga và Việt Nam đã cùng nhau hình thành tuyến đường sắt liên vận vận chuyển hàng hóa sắt quốc tế (MTC) Nga - Việt - Nga. Trung bình mỗi năm có khoảng 1.500 container được vận chuyển bằng đường sắt từ Việt Nam sang Nga thông qua lãnh thổ Trung Quốc.
Đáng chú ý, năm 2015, Tổng công ty Đường sắt VN và Công ty CP Đường sắt Nga (OAO RZhn) đã ký kết thỏa thuận hợp tác nâng quan hệ giữa đường sắt hai nước lên tầm đối tác chiến lược quan trọng và đề nghị Đường sắt Việt Nam hợp tác với Công ty Đường sắt Nga ở các nội dung: tư vấn, nghiên cứu xây dựng các chủ trương, định hướng, chiến lược phát triển ngành đường sắt Việt Nam; Xây dựng, cải tạo các tuyến đường sắt tại Việt Nam; Quản lý các tổ hợp đường sắt; Cung cấp các vật tư thiết bị, vật liệu đường sắt; Dịch vụ đào tạo, nâng cao chuyên môn cho CBNV đường sắt Việt Nam.
Sự hợp tác giữa Việt Nam và Nga trong lĩnh vực đường sắt đã mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên, đặc biệt là trong việc cải thiện hệ thống giao thông đường sắt của Việt Nam, góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia.
Triển vọng hợp tác phát triển đường sắt giữa Việt Nam và Liên bang Nga
Tại Hội thảo “Khai thác tiềm năng tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam-Trung Quốc-Nga” diễn ra vào tháng 11/2023, Đại sứ Việt Nam tại Nga - ông Đặng Minh Khôi đánh giá tiềm năng của tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam - LB Nga thông qua Trung Quốc là rất lớn.
Trong số các nước Đông Nam Á, Việt Nam là đối tác chủ chốt của Nga. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai bên năm 2021 đạt 7,14 tỷ USD, tăng 25,9% so với năm 2020 và đứng thứ 21 trong số các đối tác thương mại chính của LB Nga.
Trong giai đoạn 2017 - 2022, tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã đạt kết quả tích cực với mức tăng là 5,3%/năm. Đây cũng chính là tiền đề cho hợp tác vận tải đường sắt và logistics giữa hai nước.
Vận tải hàng hóa đường sắt từ Việt Nam sang Liên bang Nga hiện thông qua tuyến đường sắt container liên vận quốc tế Á - Âu, xuất phát từ ga Gia Lâm (Việt Nam) sang các ga nội địa của Trung Quốc, sau đó chia 03 hướng: sang Kazakstan vào Liên bang Nga; sang Mông Cổ vào Liên bang Nga; sang Nội Mông - Trung Quốc vào Liên bang Nga, từ đó cũng có thể vận chuyển đến các nước nội khối EAEU.
Từ năm 2017, công ty vận tải đường sắt Nga RZD Logistics trực thuộc Tập đoàn Đường sắt Nga cùng với Công ty vận tải và thương mại Ratraco của Việt Nam đã khai thông hành lang vận tải đường sắt quốc tế (MTC) Nga - Việt - Nga, dự án đặc biệt lớn giúp rút ngắn hành trình 10.000 km từ Việt Nam sang Nga.
Hàng hóa từ Nga đến Việt Nam và theo chiều ngược lại từ Việt Nam đến Nga được vận chuyển qua hành lang vận tải đường sắt MTC bằng các toa xe tiêu chuẩn 1.435mm giữa một nhà ga ở khu vực Mátxcơva và ga Yên Viên ở Hà Nội, và từ đó hàng hóa được vận chuyển đường bộ đến điểm đích. Thời gian vận chuyển trung bình từ Việt Nam đến Nga bằng đường sắt là 24 ngày.
Trà, cà phê, gia vị, đồ hộp, giày dép và quần áo, kẹo và sô cô la, mỹ phẩm, vật liệu xây dựng, sản phẩm polyme là những sản phẩm chủ đạo đang được vận chuyển theo tuyến hành lang vận tải Nga - Việt - Nga. Khối lượng hàng hóa được vận chuyển mỗi tháng theo hành lang giao thông đường sắt do RZD Logistics thực hiện liên tục tăng trường hàng năm.
Theo các chuyên gia của RZD Logistics, hiện nay nhu cầu của khách hàng vận chuyển theo tuyến đường Nga - Việt - Nga đã vượt quá khả năng cung cấp của công ty này. Vì vậy, từ năm 2022, có thêm công ty TransContainer của Nga cũng liên kết tổ chức hành lang vận tải đường sắt Việt Nam - Nga.
TransContainer là công ty hàng đầu trong lĩnh vực hậu cần đường sắt container Á-Âu, chuyên vận hành đội tàu container và toa xe vận tải lớn nhất ở Nga. Công ty này cho phép vận chuyển container hàng đến bất kỳ điểm nào ở Nga, các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), châu Âu và châu Á.
Tuyến vận chuyển này có lợi thế là tốc độ vận chuyển cao so với các tuyến đường biển thay thế qua vùng Viễn Đông của Nga, nhanh hơn 5-8 ngày và giá thành chi phí tối ưu. Ngoài ra, lô hàng được xử lý trong khuôn khổ chế độ pháp lý thống nhất, bởi Việt Nam, Trung Quốc và Nga đều là các thành viên tham gia hiệp định vận tải hàng hóa đường sắt quốc tế.
Vì vậy, trong bối cảnh cước phí vận tải biển thế giới tăng cao và đối mặt với nhiều mối đe dọa nguy hiểm, vận tải đường sắt vừa an toàn, tiện lợi, tiết kiệm chi phí, hứa hẹn sẽ "lên ngôi", trở thành sự lựa chọn hàng đầu trong tương lai, mang về doanh thu mỗi năm lên tới con số tỷ USD.
Đời sống & pháp luật