MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dù không hút thuốc, chúng ta vẫn dễ mắc ung thư phổi bởi nguyên nhân khó tránh này

05-09-2016 - 09:35 AM | Sống

Ngày nay, số ca nhiễm ung thư phổi tăng với tốc độ chóng mặt. Nguyên nhân nào khiến căn bệnh này đang trở thành nỗi ám ảnh khủng khiếp với sức khỏe cộng đồng? Kết quả nghiên cứu về bệnh nhân mắc ung thư phổi tại California cho thấy, căn bệnh của họ có liên quan mật thiết tới sự ô nhiễm môi trường.

The Times Of Indian, các nhà khoa học tại California tiến hành theo dõi tình trạng sức khỏe 352.000 bệnh nhân được chuẩn đoán mắc ung thư phổi trong thời điểm từ năm 1988 đến 2009. Kết luận cho thấy, ngoài các yếu tố như phong cách sinh hoạt, hút thuốc, đồ uống có cồn... “dọn đường” cho ung thư phổi “hoành hành” thì một tác nhân khác mà chúng ta đang từng ngày tiếp xúc chính là ô nhiễm môi trường.

Nghiên cứu chỉ ra, những người sinh hoạt trong khu vực ô nhiễm không khí với nồng độ nitơ điôxít cao và PM2.5, PM10 có nguy cơ mắc ung thư phổi nhiều hơn. PM là chỉ số về chất lượng không khí, các hạt bụi lơ lửng có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 micromet hay 10 micromet. Lý do là con người có thể hít những hạt có đường kính nhỏ hơn 10 micromet và chúng sẽ tích tụ trên phổi còn khi hít những hạt có đường kính bé hơn 2,5 micromet, chúng sẽ xâm nhập trực tiếp vào các túi phổi. Bên cạnh đó, thời gian sống sót khi mắc bệnh cũng liên quan mật thiết tới các tác nhân gây ô nhiễm không khí.

Các bệnh nhân mắc ung thư mô tuyến giai đoạn đầu thể hiện rất rõ các thông số: Người bệnh có thể duy trì sự sống trung bình 2,4 năm khi tiếp xúc với các hạt bụi PM2.5 với mức độ ít nhất 16ig/m3 và 5,7 năm đối với mức độ thấp hơn thấp hơn 10ig/m3. Trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh, các tác nhân gây ô nhiễm môi trường tác động đến sự tử vong như Nitơ điôxít chiếm 30%, PM10 là 26%, PM2.5 là 38% và khí Ôzôn (O3) chỉ chiếm 4%.


 Ô nhiễm không khí tác nhân gây nên bệnh ung thư phổi. Ảnh minh họa

Ô nhiễm không khí tác nhân gây nên bệnh ung thư phổi. Ảnh minh họa

Ung thư phổi bắt nguồn từ những mô của phổi, có hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư tế bào phổi không phải tế bào nhỏ. Ung thư tế bào phổi không phải tế bào nhỏ là loại bệnh ung thư phổi phổ biến nhất, có khuynh hướng phát triển và lây lan chậm hơn. Nếu phát hiện sớm, liệu pháp hóa trị, xạ trị và/hoặc phẫu thuật có thể giúp chữa khỏi bệnh. Ngược lại với nó, ung thư tế bào phổi tế bào nhỏ phát triển và lây lan nhanh chóng vào mạch máu và di căn sang các phần khác của cơ thể.

Một số triệu chứng của ung thư phổi đó là ho kéo dài không khỏi, thở khò khè hoặc khó thở, giảm cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi. Các triệu chứng do khối u xâm lấn vào các cấu trúc lân cận là đau ngực, đau xương, khó nuốt, khan tiếng, phù mặt cổ.

Gần đây nhất, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố riêng năm 2012, ước tính 1,8 triệu ca mới nhiễm bệnh ung thư phổi. Tại Việt Nam, theo ghi nhận ung thư quốc tế năm 2008, căn bệnh này đứng hàng thứ hai trong các loại ung thư ở nam giới với tỷ lệ mắc là 37,6/100.000 dân, đứng hàng thứ hai trong các loại ung thư ở nữ giới với tỷ lệ mắc là 16,4/100.000 dân.

Nguyễn Nguyễn

Times Of Indian

Trở lên trên