Dù kinh tế khó khăn, công ty chuyên tổ chức hội chợ triển lãmbáo lãi kỷ lục gấp 2,5 lần năm trước, EPS 30.000 đồng cao tốp đầu thị trường
Doanh nghiệp chuyên tổ chức hội chợ này cũng thường xuyên trả cổ tức bằng tiền.
- 03-03-2024'Đào, phở và piano mà doanh thu càng cao, rạp phim càng lỗ'
- 03-03-2024Ông ‘trùm’ xe Mercedes Haxaco ‘dồn dập’ bán xe MG: Vừa khai trương đại lý chính hãng MG Premium lớn nhất tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
- 03-03-2024Việc thiếu hụt máy bay gây thách thức rất lớn cho các hãng hàng không
CTCP Quảng cáo và Hội chợ Thương mại (Vinexad, mã chứng khoán: VNX) vừa công bố BCTC kiểm toán năm 2023 với doanh thu 252,3 tỷ đồng, tăng 77,5% so với cùng kỳ năm trước. Khấu trừ chi phí, doanh nghiệp này báo lãi 37 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với năm 2022.
Đây cũng là mức lợi nhuận kỷ lục trong lịch sử của Vinexad. Đặc biệt, doanh nghiệp này còn ghi nhận EPS đạt mức 30.580 đồng, thuộc hàng cao nhất trên sàn chứng khoán hiện tại.
Vinexad từng là một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Công Thương, được thành lập năm 1975 đã đánh dấu sự ra đời của ngành quảng cáo triển lãm sự kiện tại Việt Nam. Công ty hiện hoạt động trong ngành quảng cáo, truyền thông, triển lãm sự kiện và súc tiến thương mại quốc tế.
Vinexad kết nối doanh nghiệp bằng các chương trình gặp gỡ, hội nghị và hợp tác tìm kiếm phát triển các cơ hội kinh doanh, đầu tư trong và ngòai nước. Mỗi năm, công ty tổ chức và tham gia hàng chục hội chợ – triển lãm lớn trong và ngoài nước, thu hút hàng ngàn doanh nghiệp tham gia.
Hiện nay, Bộ Công Thương đã thoái toàn bộ khỏi khỏi Vinexad. Công ty này lần đầu giao dịch trên sàn UPCoM kể từ ngày 10/6/2010 với số vốn điều lệ chỉ 12,2 tỷ đồng. Trong đó, hiện ông Nguyễn khắc Luận, Tổng giám đốc công ty đang là cổ đông lớn nhất của Vinexad khi spr hữu 13,48% vốn.
Ông Phạm Quỳnh Giang, Chủ tịch HĐQT Vinexad cũng là một cổ đông lớn của doanh nghiệp này khi sở hữu 12,32%. Bà Nguyễn Thị Hằng, vợ ông Giang sở hữu 7,67% số cổ phần. Ngoài ra, ông Đinh Văn Khải, Phó Tổng giám đốc cũng đang nắm 12,04% vốn. Do vốn điều lệ của doanh nghiệp này đa số nằm trong tay các lãnh đạo và người nhà nên trên UPCoM cổ phiếu VNX không có thanh khoản.
Tại thời điểm 31/12/2023, tổng tài sản của công ty đạt mức 120,4 tỷ đồng, tăng 71% so với số đầu năm. Trong đó, gần 80% tài sản của doanh nghiệp này là tiền mặt và tiền gửi, ở mức 95 tỷ đồng. Hàng tồn kho ở mức 13,2 tỷ đồng. Công ty này gần như không có nợ vày tài chính. Vốn chủ sở hữu mức 67,7 tỷ đồng.
Công ty này cũng thường xuyên trả cổ tức bằng tiền. Đỉnh điểm, trong năm 2022 Vinexad đã trả cho cổ đông 6.000 đồng/cp, tức tỷ lệ 60%.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 1/3, cổ phiếu VNX có giá 27.000 đồng/cp và gần như không có thanh khoản. Tuy nhiên, VNX đã từng chứng kiến một cú "tăng shock" trong năm 2019.
Cụ thể, vào lúc đầu tháng 4/2019, thị giá của VNX còn không bằng "một ly trà đá" khi có mức giá chỉ khoảng 1.500 đồng/cp. Tuy nhiên, chỉ đến cuối tháng 8/2019, cổ phiếu này đã tăng vọt lên mức giá 67.700 đồng/cp, tương ứng gấp 45 lần sau 4 tháng. Nhưng thanh khoản cũng chỉ ở mức vài trăm đến vài nghìn đơn vị mỗi phiên.
An ninh Tiền tệ