Dữ liệu lạm phát then chốt sắp được công bố với nhiều lạc quan, nhưng FED chưa xong nhiệm vụ
Báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sắp được công bố có thể cho thấy tốc độ tăng của giá cả đã chậm lại. Nhưng điều đó chưa đủ để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) rút lui trong cuộc chiến chống lạm phát.
- 10-08-2023Kỳ lạ tỷ phú tự thân đi ngược số đông, từ chối chi tiền mua du thuyền và thuê nhân viên chỉ vì 1 lý do
- 09-08-2023Chi hơn 10 tỷ đi khám phá, Úc phát hiện 34 ‘địa điểm vàng’, dự kiến chứa một ‘kho báu quý’ mà cả thế giới đang cần
- 09-08-2023Nghịch lý một loại hải sản giá 650.000 đồng/kg, người Mỹ “không có để ăn” nhưng một quốc gia châu Âu lại khốn đốn vì phải tiêu huỷ hàng chục tấn/ngày
Phố Wall đang dự đoán chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ có mức tăng 0,2% trong tháng 7 và tốc độ tăng 12 tháng là 3,3%. Nhiều dữ liệu đã chỉ ra rằng áp lực lạm phát giảm đáng kể so với năm 2022.
Nhưng quá khứ cũng chứng minh rằng lạm phát rất ngoan cố và có thể kéo dài hơn dự kiến một khi đã tăng cao và dai dẳng. Và lạm phát vẫn đang tác động đến người tiêu dùng, bằng chứng là CPI đã tăng gần 19% kể từ khi chạm đáy vào tháng 4/2020.
Nhà kinh tế trưởng Mark Zandi của Moody’s Analytics cho rằng lạm phát đang đi đúng hướng. Nhưng mọi người không nên quá tự tin. Ông đồng tình với dự đoán CPI tháng 7 và nhận thấy lạm phát đang hạ nhiệt. Thậm chí, FED có thể đạt được mục tiêu 2% vào tầm này năm sau.
Ví dụ, chi phí nhà ở vốn chiếm khoảng 1/3 trọng số của chỉ số lạm phát, đang giảm. Mức tăng lương cũng đang có dấu hiệu giảm dần. Chỉ số Chi phí Nhân công (employment cost index) – thước đo lạm phát chính của FED – tăng 4,6% trong quý 2, thấp hơn so với mức kỷ lục 5,7% vào cùng kỳ năm 2022.
Nhưng ông Zandi cũng nhận thấy một số dấu hiệu đáng báo động. Chẳng hạn như chi phí bảo hiểm y tế dự kiến sẽ bắt đầu tăng cao và giá khí đốt tăng vọt trong mùa hè. Song, ít nhất là xu hướng gần đây sẽ thuyết phục FED ngừng tăng lãi suất.
Cựu Thống đốc FED Richard Clarida không chắc về việc FED nên kết thúc chu kỳ tăng lãi suất hiện tại. FED bắt đầu tăng lãi suất từ tháng 3/2022 và đã nâng liên tục 11 lần lên mức 5,25 điểm phần trăm.
Hiện là cố vấn kinh tế cho công ty quản lý tài sản khổng lồ Pimco, ông Clarida cho biết các quan chức FED cần gửi đi thông điệp rằng họ đang duy trì cuộc chiến chống lạm phát. “Họ sẽ để ngỏ các lựa chọn. Đặc biệt, họ không muốn tuyên bố đã hoàn thành nhiệm vụ quá sớm”, ông nói.
Ở cấp độ vĩ mô, việc FED tăng lãi suất dường như không gây thiệt hại quá lớn. Sau khi sụt giảm trong 2 quý đầu năm 2022, GDP kể từ đó không âm và theo đà tăng trưởng 4,1% trong quý 3. Tuy nhiên, phần lớn người Mỹ không hài lòng về tình trạng của nền kinh tế.
Đó là bởi vì lạm phát cao và việc tăng lãi suất ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế vi mô hơn, chẳng hạn như các doanh nghiệp nhỏ và hộ gia đình. Patrick Reilly, đồng sáng lập nền tảng đánh giá tín dụng Uplinq, cho biết việc tăng lãi suất và tỷ lệ vỡ nợ của các doanh nghiệp thường đi song song với nhau, gây ra khủng hoảng tín dụng kéo dài.
Việc FED có thực sự dừng lại hay không sẽ phụ thuộc vào các dữ liệu. Phân tích báo cáo CPI sắp được công bố sẽ mang đến nhiều thông tin chi tiết hơn là những con số bề nổi.
Theo CNBC
Nhịp Sống Thị Trường