Dù rất ngon bổ, giải nhiệt nhưng hỗn hợp nước ép này có thể gây ngộ độc thực phẩm nếu không chú ý một điều
Hỗn hợp nước ép rau diếp cá với dứa đem lại món đồ uống giải nhiệt thơm ngon nhưng vẫn có thể gây họa, đến nỗi nhập viện bởi bạn chưa tuân thủ một điều duy nhất.
- 23-05-2021WHO: Làm việc hơn 55 giờ/tuần gây ra hàng trăm nghìn ca tử vong mỗi năm, nam giới chiếm 72%
- 23-05-2021Sự khác biệt lớn nhất giữa một triệu phú và người thường: Làm thế nào để tư duy như một người thành công và giàu có?
- 22-05-2021Hội chứng lạ khiến người bệnh nôn, mệt mỏi không rõ nguyên nhân, từng ghi nhận trường hợp tử vong
- 22-05-2021Meghan Markle bật khóc ngay trong đêm sau khi bị Hoàng gia Anh bôi nhọ, Harry trải lòng về nỗi sợ hãi khi về dự tang ông nội
Một người nhập viện do ngộ độc nước ép rau diếp cá với dứa
Mới đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng vừa tiếp nhận một bệnh nhân trú tại TP. Cao Bằng nhập viện trong tình trạng đau bụng, nôn nhiều kèm theo hoa mắt, chóng mặt. Được biết, bệnh nhân bị nhiễm độc thức ăn do vi trùng, chưa phân loại (nghi do bệnh nhân uống nước ép rau diếp cá với dứa). Bệnh nhân đã được xử trí kịp thời, không gây ảnh hưởng đến tính mạng. Sau xử trí, sức khoẻ bệnh nhân ổn định.
Một người nhập viện do ngộ độc nước ép rau diếp cá với dứa.
Tuy nhiên, uống nước ép rau diếp cá với dứa vì sao có thể gây ngộ độc thực phẩm , đến nỗi phải nhập viện là chuyện rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt với những chị em phụ nữ có xu hướng uống nước ép để duy trì lối sống healthy. Vào thời điểm nắng nóng hiện nay, nước ép rau diếp cá với dứa sẽ đem đến món đồ uống thanh lọc thải độc cho cơ thể, làm mát gan, chữa nóng trong, nổi mề đay, trị mụn nhọt làm đẹp da, sáng da, bổ sung chất xơ và các dưỡng chất thiết yếu khác cho cơ thể... quả là một lựa chọn của rất nhiều người.
Uống nước ép rau diếp cá với dứa vì sao có thể gây ngộ độc thực phẩm?
Vì sao uống nước ép rau diếp cá với dứa có thể bị ngộ độc thực phẩm?
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, rau diếp cá hay còn gọi là dấp cá, rau giấp, lá giấp… có vị cay, tính hơi lạnh, có công dụng chính là thanh nhiệt giải độc, lợi thủy tiêu thũng.
Đông y cũng ghi nhận, dứa có vị chua, tính bình, có tác dụng bổ dưỡng, sinh khát, sinh tân dịch, lợi tiểu, có vai trò thúc đẩy tiêu hóa, kháng viêm và tẩy độc trong cơ thể, chữa viêm khớp, thống phong và giảm béo phì, chữa rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày ruột, tiêu viêm. Nước ép quả dứa có tính nhuận tràng, tiêu tích trệ… Nõn dứa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Rễ dứa giúp lợi tiểu, chữa sỏi tiết niệu, tiểu tiện không thuận...
"Có thể sử dụng kết hợp nước ép rau diếp cá với dứa được vì hai vị này không kỵ nhau, khi kết hợp sẽ đem hiệu quả thanh nhiệt, tiêu viêm, nhuận tràng, lợi mật. Ngoài ra, hỗn hợp nước ép còn chữa được chứng táo bón lâu ngày, giúp khí huyết lưu thông, người bị đau vùng tim. Tuy nhiên, người tỳ vị hư hàn, tiêu chạy không được dùng", lương y Bùi Hồng Minh khẳng định.
Vị chuyên gia cho rằng, có thể nguyên nhân gây ra ngộ độc sau khi uống nước ép diếp cá với dứa của bệnh nhân trên là do nguồn nguyên liệu đã bị nhiễm khuẩn, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra cũng có thể người này bị dị ứng với dứa.
"Trong dứa có men thủy phân protit, có tên là bromelin. Một số người có thể bị dị ứng nếu ăn phải chất này. Biểu hiện dị ứng sau khi ăn dứa là đau quặn bụng, đau đầu dữ dội, lợm giọng, nôn mửa, nổi mề đay, da nổi mẩn đỏ ngứa ngáy, chân tay và môi có cảm giác tê dại. Nặng hơn có thể bị khó thở, thậm chí tử vong. Do đó, tốt nhất với người lần đầu ăn dứa nên ăn từng tí một để lắng nghe cơ thể trước khi ăn nhiều hơn", chuyên gia khuyến cáo. Đây là lý do những người có cơ địa dị ứng với dứa cần hết sức cẩn trọng khi uống loại nước ép có chứa thành phần này.
Chuyên gia khuyên, vào mùa hè, mọi người thường có xu hướng uống nước ép từ những loại rau củ quả để giải nhiệt hiệu quả nhưng cần đặc biệt chú ý rửa thật kỹ, thật sạch, chỉ sử dụng nguồn rau củ quả đảm bảo chất lượng, tránh sử dụng hàng không rõ nguồn gốc để đảm bảo vệ sinh toàn thực phẩm, tránh những hậu quả đáng tiếc như trên.
Pháp luật và bạn đọc