MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dù tiết kiệm đến đâu thì 7 món đồ này cũng nhất định phải thay, bằng không bệnh tật sẽ tìm đến

23-04-2022 - 21:22 PM | Sống

Dù tiết kiệm đến đâu thì bảy món đồ gia dụng này trong cuộc sống của chúng ta cần được thay thế thường xuyên. Bởi sau một thời gian dài sử dụng không chỉ bị hao mòn mà còn sinh sôi vi khuẩn, gây hại lớn cho sức khỏe.

1. Đũa

Thời gian thay thế: 3-6 tháng

Đũa là một vật dụng thiết yếu, góp mặt trong mỗi bữa ăn. Theo báo cáo khảo sát, thông thường khi sử dụng từ 3-6 tháng, màu sắc của đũa sẽ thay đổi đậm hoặc nhạt.

Vượt quá thời gian đó đũa sẽ sinh ra các loại vi khuẩn nấm mốc, nhẹ thì có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, tiêu chảy, nôn mửa… Thậm chí là nguy cơ ung thư.

Dù tiết kiệm đến đâu thì 7 món đồ này cũng nhất định phải thay, bằng không bệnh tật sẽ tìm đến - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Đũa thường được thay thế sau 3-6 tháng, và sau khi rửa mỗi chiếc đũa, cần phải làm khô và khử trùng ở nhiệt độ cao. Điều này có thể tiêu diệt vi-rút, vi khuẩn trên đũa, đồng thời có thể giúp đũa không bị mốc và đen.

Khi mua đũa, nên chọn đũa tre. Bản thân đũa tre có tác dụng kháng khuẩn, không dễ bị biến dạng trong điều kiện khử trùng ở nhiệt độ cao.

2. Thớt

Thời gian thay thế: 1 năm - 2 năm

Thớt được dùng để thái rau, thịt, trái cây mặc dù chúng được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng. Tuy nhiên, thớt được làm sạch đang trong nước, nếu không khí ẩm rất dễ gây nấm mốc và đen trên thớt.

Dù tiết kiệm đến đâu thì 7 món đồ này cũng nhất định phải thay, bằng không bệnh tật sẽ tìm đến - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Sau khi thớt sử dụng lâu ngày, ngoài nấm mốc, số lượng vi khuẩn cũng ở mức báo động. Một chiếc thớt đã sử dụng 3 tháng, được quan sát qua kính hiển vi phát hiện, vi khuẩn Enterococcus faecalis ẩn trên đó nhiều gấp 200 lần bề mặt nắp bồn cầu.

Hơn nữa, sau khi thớt được sử dụng lâu ngày, mặt thớt sẽ có nhiều dấu vết cắt khác nhau sau khi dùng dao thái thực phẩm. Những vết cắt và kẽ hở này sẽ ẩn chứa các loại vi-rút, vi khuẩn. Ngay cả khi bạn dùng xà phòng để rửa cũng không thể sạch hoàn toàn.

Vì vậy, nếu thớt sử dụng được khoảng 1-2 năm thì có thể thay thớt mới để an toàn và yên tâm hơn khi sử dụng.

3. Mút rửa chén bát

Thời gian thay thế: 3 – 4 tuần

Dù tiết kiệm đến đâu thì 7 món đồ này cũng nhất định phải thay, bằng không bệnh tật sẽ tìm đến - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Vật dụng chứa nhiều vi khuẩn nhất trong bếp phải kể đến mút rửa chén. Đó chính là lý do chúng ta nên thay mút rửa bát thường xuyên khoảng 3 tuần/lần. Cũng có thể chọn cách làm sạch miếng rửa bát bằng cách làm ướt rồi cho nó vào lò vi sóng quay 2 phút, cách này giúp bạn tiết kiệm chi phí.

Tuy nhiên, mút rửa chén là nơi cư ngụ của nhiều vi khuẩn, nên chỉ khoảng 2 ngày sau khi khử trùng là vi khuẩn trên mút rửa chén đã có thể sinh sôi nhanh chóng.

Để đảm bảo vệ sinh thì chúng ta nên thay mút rửa bát sau mỗi 3-4 tuần sử dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý giặt sạch mút rửa sau mỗi lần sử dụng và phơi ở những nơi thông thoáng, tránh ẩm mốc.

 4. Đệm

Thời gian thay thế: 5 năm - 10 năm

Dù tiết kiệm đến đâu thì 7 món đồ này cũng nhất định phải thay, bằng không bệnh tật sẽ tìm đến - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Đệm nằm dưới thân người và bị sức nặng của cơ thể người đè nén lâu ngày sẽ gây ra vấn đề hao mòn và giảm khả năng nâng đỡ. Dù chất lượng đệm có tốt đến đâu nhưng sau thời gian sử dụng lâu dài cũng cần thay đệm mới. Nếu lực nâng đỡ của đệm giảm sẽ dễ ảnh hưởng đến cột sống cổ và cột sống lưng của con người, từ đó chất lượng giấc ngủ cũng bị giảm sút.

Hơn nữa, nệm sau khi sử dụng lâu ngày vi khuẩn, nấm mốc sẽ phát triển bên trong gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Bình thường, đệm nên được thay thế sau mỗi 5-10 năm. Nếu có vết lõm, biến dạng, nấm mốc… thì cũng nên thay thế nệm mới.

5. Ruột gối

Thời gian thay thế: 1 năm - 2 năm

Các nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học Manchester, Anh phát hiện, ruột gối được sử dụng hơn 1,5 năm chứa hàng ngàn bào tử nấm. Các bào tử nấm có thể xâm nhập vào đường hô hấp, gây ra bệnh hen suyễn, viêm mũi. Do đó, 1 - 2 năm nên thay ruột gối 1 lần.

6. Khăn mặt

Thời gian thay thế: 3- 6 tháng

Dù tiết kiệm đến đâu thì 7 món đồ này cũng nhất định phải thay, bằng không bệnh tật sẽ tìm đến - Ảnh 5.

Ảnh minh họa

Thứ nhất, khăn lau mặt thường tiếp xúc với nước, phơi chưa khô ráo nên sẽ tạo độ ẩm lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi.

Thứ hai, khăn lau mặt thường để trong nhà vệ sinh, môi trường ẩm ướt của nhà vệ sinh dễ khiến khăn lau mặt trở thành ổ vi khuẩn gây bệnh.

Thứ ba, mỗi lần sử dụng khăn lau mặt, vi khuẩn trên da mặt và từ những nguồn khác di dời đến khăn, kết hợp với những vi khuẩn trên khăn lau mặt sẽ không ngừng sinh sôi. Thời gian sử dụng khăn lau mặt càng kéo dài thì vi khuẩn sinh sôi càng nhanh chóng.

Thông thường, những loại vi khuẩn này sẽ không gây hại đến sức khỏe của bạn. Nhưng chỉ cần bạn có vết thương hở hoặc hệ miễn dịch suy giảm, số vi khuẩn trên khăn lau mặt có khả năng sẽ gây ra bệnh. Sau 3 – 6 tháng nên thay khăn lau mặt 1 lần.

7. Bàn chải đánh răng

Thời gian thay thế: 3 tháng

Dù tiết kiệm đến đâu thì 7 món đồ này cũng nhất định phải thay, bằng không bệnh tật sẽ tìm đến - Ảnh 6.

Ảnh minh họa

Bàn chải tiếp xúc trực tiếp với miệng, khi chải răng, cặn thức ăn trong miệng sẽ bám vào bàn chải đánh răng. Những chất cặn này có thể sinh ra vi khuẩn, nấm và khi bàn chải đánh răng được đặt trong môi trường ẩm ướt. Vi khuẩn phát triển và sinh sôi rất nhanh.

Sau một thời gian dài sử dụng bàn chải đánh răng, rất dễ đưa vi khuẩn vào miệng. Điều này có thể dẫn đến các bệnh về nướu và trong trường hợp nghiêm trọng là hệ tiêu hóa.

Tốt nhất bạn nên thay bàn chải đánh răng khoảng 3 tháng một lần. Nếu sử dụng thường xuyên và bị mòn thì bạn có thể thay trước. Sức đề kháng của trẻ còn tương đối yếu, cần chăm chỉ thay bàn chải đánh răng cho trẻ hơn.

(Nguồn: QQ)

Theo Hà Vũ

Trí thức trẻ

Trở lên trên