Đừng để nỗi ám ảnh sáng thứ hai giết chết một tuần làm việc mới, bài tập đơn giản này sẽ giúp bạn lấy lại "phong độ"
Sau kỳ nghỉ cuối tuần, thứ hai là nỗi ám ảnh khiến bạn căng thẳng, uể oải trở lại làm việc. Muốn chấm dứt tình trạng khó chịu này, cách tốt nhất là bạn hãy có một ngày chủ nhật lành mạnh, thông minh.
- 12-05-2019Sau khi thực hiện hàng ngàn dự án sáng tạo, tôi đã đúc kết ra 4 cách cực kì đơn giản nhưng hiệu quả để mở khóa mỗi khi “kẹt” ý tưởng
- 11-05-2019Từ người làm thuê trở thành ông chủ lớn, bí quyết của vị doanh nhân này khiến ai cũng ngỡ ngàng: Cơ hội do chính bạn tạo ra, thành công nằm ở những nỗ lực không ngừng nghỉ
- 05-05-2019"Thánh nữ dọn nhà" Marie Kondo tiết lộ bí quyết sắp xếp không gian sống để hạnh phúc hơn và làm việc năng suất hơn: Càng đơn giản, càng hạnh phúc!
Liệu bạn đã từng tiếc nuối và buồn chán vì những ngày cuối tuần trôi qua quá nhanh và sáng thứ hai đang ở ngay trước mắt hay chưa? Nếu đã trải qua cảm giác đó, chắc chắn bạn không cô đơn!
Một số khảo sát trong những năm qua chỉ ra rằng có rất người trên toàn cầu lo lắng về việc đi làm trở lại sau kỳ nghỉ cuối tuần.
Vào năm 2018, một cuộc khảo sát trên trang LinkedIn đã tiết lộ rằng 80% các chuyên gia ở Mỹ đã trải nghiệm chương trình mang tên "Những nỗi sợ ngày chủ nhật" - với hơn một phần ba số người tham gia thừa nhận rằng họ cảm thấy khổ sở về việc này hàng tuần. Trong đó, một cuộc thăm dò toàn cầu của Monster vào năm 2015 tiết lộ rằng 42% số người được hỏi ở EU đang đối phó với những lý do chán nản trong tối chủ nhật, thường sẽ đưa ra một trường hợp thực sự tồi tệ mà họ cho rằng sẽ xảy ra trong tuần tới.
Khái niệm "Smondays" được đưa ra để mô tả sự thay đổi tâm trạng thường xuất hiện vào chiều chủ nhật. Đó là cảm giác tiếc nuối khoảng thời gian cuối tuần và tự tạo cảm giác lo lắng cho chính mình chỉ bằng cách tưởng tượng một ngày thứ hai tồi tệ đang ập đến.
Cảm giác này thường xuất hiện ở những người không có niềm đam mê với công việc và sợ đi làm vào sáng thứ hai. Hoặc cũng liên quan đến những người quá yêu công việc của mình đến mức danh sách nhiệm vụ phải làm vượt quá giới hạn của bản thân.
Vậy làm thế nào để bạn hạn chế những suy nghĩ tiêu cực đang bủa vây? Theo chuyên gia Chloe Brotheridge, tác giả hai cuốn sách nổi tiếng "The anxiety solution" (Giải pháp giảm lo âu) và "Brave new girl" (Cô gái mới dũng cảm), với một bài tập tinh thần đơn giản, bạn có thể sẵn sàng bắt đầu tuần mới với một tinh thần tràn đầy hứng khởi.
"Chúng ta thường thể hiện cảm xúc này theo nhiều cách khác nhau. Tôi từng nghĩ đến những cuộc trò chuyện do mình tưởng tượng với mọi người, tranh luận về những vấn đề có thể xảy ra trong tương lai và rồi mọi người lại hét vào mặt tôi. Tuy nhiên, điều đó sẽ không bao giờ xảy ra, nhưng tâm trí tôi vẫn trở nên xấu đi theo kịch bản mà tôi tự tạo. Câu hỏi "Chuyện tồi tệ nào sẽ xảy ra đây?" cứ quẩn quanh trong đầu không dứt", Brotheridge chia sẻ trong lễ hội Sức khỏe Phụ nữ tại Luân Đôn tuần trước .
Để vượt qua nỗi lo lắng của chính mình, Brotheridge đã viết hai cuốn sách về hạnh phúc, phát hành một podcast và tổ chức các phiên họp cho những người muốn giải quyết sự lo lắng và không tự tin.
Theo Brotheridge, điều mà rất nhiều vận động viên chuyên nghiệp cân nhắc khi họ lo lắng về sự kiện thể thao họ sắp tham gia là tưởng tượng những điều để đạt được thành tích tốt nhất thay vì tập trung vào những điều tiêu cực.
Hầu như các vận động viên tài năng đều tưởng tượng một "bộ phim" về trận đấu sắp diễn ra trong tâm trí với một cảm giác mạnh mẽ, tự tin cũng như sự bình tĩnh.
Nếu tất cả chúng ta đã làm điều này - thay vì tưởng tượng những gì có thể sai - chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều vào sáng thứ hai và sẵn sàng bắt tay thực hiện những nhiệm vụ của tuần mới.
Bằng cách sử dụng bài tập tưởng tượng một "bộ phim" trong tâm trí, Brotheridge nói rằng điều quan trọng là hình dung bạn muốn sự kiện hoặc ngày sắp tới diễn ra như thế nào.
"Bạn muốn nghĩ về điều gì? Bạn muốn cơ thể mình cảm thấy như thế nào? Hay bạn muốn phát biểu trong bài thuyết trình sắp tới như thế nào?" cô giải thích.
Nếu chúng ta có thói quen làm điều này cũng như tưởng tượng những điều tích cực có thể xảy ra, chúng ta sẽ cảm thấy bình tĩnh hơn và tự tin hơn rất nhiều, và vì thế chúng ta dễ dàng xử lý những tình huống phát sinh.
Bằng cách tập trung vào những điều tích cực và cam kết biến hành động này thành thói quen trong cuộc sống, điều này có thể giúp đào tạo lại bộ não của bạn. Như Brotheridge giải thích trong cuốn sách "Giải pháp giảm lo âu" của mình, khi bạn lặp lại những lời khẳng định tích cực, dù bạn nói to hay viết ra, thì nó sẽ bắt đầu trở thành một thói quen tinh thần về lối tư duy tích cực đó.
Nếu mối quan tâm của bạn ảnh hưởng đến việc bạn thư giãn và nghỉ ngơi, Brotheridge khuyên bạn nên tìm một giải pháp để làm dịu tâm trạng đang rối bời của mình. Bạn có thể viết tất cả những mối lo lắng của mình xuống giấy hoặc đọc vài cuốn tiểu thuyết, tuy nhiên tốt hơn là không liên quan đến thiết bị công nghệ.
Hãy nhắc nhở bản thân rằng bất kể thứ hai mang đến điều gì, bạn sẽ xử lý nó!
CNBC