MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đừng lãng phí thức ăn của bạn, người dân ở Venezuela phải bỏ ra 150 USD để mua 1 tá trứng

02-06-2016 - 12:53 PM | Tài chính quốc tế

Đất nước Nam Mỹ với khoảng 30 triệu dân Venezuela hiện đang ở tâm bão khủng hoảng kinh tế với tỉ lệ siêu lạm phát và tình trạng khan hiếm nghiêm trọng các các mặt hàng cơ bản.

Các nhà phân tích Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán tỉ lệ lạm phát tại Venezuela sẽ leo lên mức cao 720% trong năm nay song các nhà kinh tế Venezuela lại cho rằng con số đó chỉ là "niềm ảo vọng" và tỉ lệ lạm phát tại nước này có thể tăng gần gấp đôi lên mức kỷ lục 1.200%.

Để hiểu mức lạm phát 1.200% sẽ có ý nghĩa như thế nào, hãy nhìn vào một trường hợp cụ thể. Maria Linares là một bà mẹ đơn thân năm nay 42 tuổi đang làm trợ lý kế toán ở một cơ quan nhà nước. Cô sống ở một vùng ngoại ô nghèo gần thủ đô Caracas.

Hàng tháng Maria có tổng thu nhập (đã bao gồm trợ cấp thực phẩm) 27.000 bolivar. Theo tỷ giá chính thức, tức 10 bolivar đổi 1 USD, Maria sẽ nhận được 2.700 USD/tháng. Tuy nhiên, vì đồng tiền của Venezuela đã đánh mất niềm tin nơi công chúng, cầu USD tăng cao khiến nước này khan hiếm USD và tỷ giá trên thị trường chợ đen có thể lên đến 1.000 bolivar đổi 1 USD. Tính theo tỷ giá này thì Maria chỉ nhận được 27 USD/tháng.

Có tiền thì cũng không phải là mua được thực phẩm. Các cửa hàng bách hoá quốc doanh thường bán với mức giá thấp nhất, thấp hơn nhiều so với mức giá thực tế vì được chính phủ trợ cấp song để mua được đồ ở đó thì có nghĩa là bạn phải xếp hàng từ đêm hôm trước. Và nếu không may đến khi đến lượt bạn hàng hết, thì chẳng còn cách nào khác là quay sang mua hàng của những người bán rong bất hợp pháp ngoài phố (được gọi là bachaquero) với giá đắt "cứa cổ" .

Theo ước tính của công ty điều tra Venezuela Datanalisis, trên một nửa dân số nước này buộc phải mua hàng ngoài chợ đen. Song cũng có nghịch cảnh là trong khi nhiều người dân chỉ trông chờ vào các cửa hàng của nhà nước vì không có tiền mua đồ ăn ở các tiệm tư nhân thì một số người khác trục lợi bằng cách mua theo giá nhà nước và bán lại với mức giá cao hơn. Nhiều người dân Venezuela kiếm thêm thu nhập bằng cách làm bán thời gian và một số khác bỏ hẳn việc để làm nghề này.

Hồi tháng 12 năm ngoái, giá một tá trứng ở Venezuela là 450 boliva. Đến nay giá chính thức do chính phủ quy định là 1.020 boliva nhưng trên thị trường chợ đen còn cao hơn - 1.500 boliva. Nếu tính theo tỷ giá chính thức người ta phải bỏ ra 150 USD để mua 1 tá trứng.

Tương tự giá các thực phẩm thiết yếu khác như sữa bột, bột ngô cũng tăng gấp nhiều lần so với tháng 12. Đặc biệt giá sữa bột trên thị trường chợ đen cao gấp 4 lần so với giá chính thức.

Nếu một người có mức lương tháng là 27000 bolivar thì số tiền này cũng chỉ đủ để chi trả tiền mua thực phẩm phụ.

Giá cả leo thang hàng ngày. Francisco Peña, một người bán hàng rong tại Caracas, cho biết nếu giá một gói xúc xích hôm nay là 9000 bolivar thì ngày mai có thể là 15000 bolivar.

Maria Linares đang cảm thấy sự nhọc nhằn của cuộc sống vì thường phải ghé thăm từ năm đến sau cửa hàng chỉ để mua các nhu yếu phẩm. Vì giá cả leo thang, cô Linares cô không còn có khả năng nuôi hai đưa con nhỏ. Như cô đã chia sẻ với tờ báo LA Times: "Lần gần đây nhất chúng tôi được ăn thịt gà là vào tháng 12 năm ngoái.. Chúng tôi luôn cảm thấy đói khát. Tôi không biết mình sẽ phải làm gì nếu giá cả cứ tăng”.

Do cạn kiện nguồn dự trữ hàng hoá và ngoại tệ, chính phủ Venezuela không thể thanh toán những số lượng lớn các mặt hàng cơ bản nhập khẩu như sữa, bơ, trứng, bột mỳ... Để nhận được khoản vay bằng tiền mặt để trả nợ, nước này tính đến thời điểm này trong năm nay đã phải chuyên chở số vàng tương đương 2,3 tỉ USD đến Thuỵ Sỹ để thế chấp.

Các chuyên gia cho rằng Venezuela có thể vỡ nợ vào mùa thu năm nay. Đất nước giàu tài nguyên dầu mỏ ngày đang trong quá trình trở thành một trong những nước cực khổ nhất trên trong năm 2016.

Xuân Hương

LATimes,CNN

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên