Dùng lò nướng bao lâu nhưng bạn có biết chỉ với một nút bấm, công cuộc vệ sinh sẽ nhàn hơn đến 90%?
Việc tận dụng chức năng làm sạch của thiết bị sẽ giúp tiết kiệm thời gian và công sức hơn cho con người.
- 10-03-2023Từng mất tới 9 tháng mới dọn xong Tử Cấm Thành: 250.000 mét khối rác được đưa đi, số lượng người tham gia “tổng vệ sinh” gây choáng
- 10-03-2023Kiên trì tập 2 động tác đơn giản suốt 15 năm, bác sĩ Nhật Bản 70 tuổi xương khỏe như tuổi 20, giảm được 9 cm vòng bụng và tránh được nhồi máu não
- 10-03-2023Nhận 5 công việc cùng lúc, 'cày' suốt 16 tiếng/ ngày: Thu nhập một tháng đủ mua cả ô tô
- 10-03-20233 câu nói 'lời ít ý nhiều' của sếp, nghe xong bạn nên tìm hướng mới cho mình
Bên cạnh các thiết bị cơ bản như lò vi sóng, bếp gas, bếp điện, nhiều gia đình cũng trang bị thêm lò nướng trong căn bếp để phục vụ nhiều nhu cầu khác, chế biến được đa dạng các món ăn hơn. Tuy nhiên có một vấn đề khi sử dụng lò nướng đó là việc vệ sinh nó chẳng hề dễ dàng gì.
Lò nướng được trang bị trong nhiều gia đình để phục vụ nhu cầu chế biến đa dạng các món ăn. (Ảnh minh họa)
Chuyên trang The Spruce nhận định, làm sạch lò nướng là một trong những công việc đáng sợ nhất trong nhà bếp, đặc biệt là lò nướng đã bị bỏ quên không vệ sinh lâu ngày, hoặc thường xuyên xảy ra tình trạng thức ăn tràn ra bên trong lò. Song, các nhà sản xuất cũng đã tính toán rất kỹ đến các trường hợp này. Chính vì vậy, ở một số loại lò nướng hiện đại sẽ được trang bị tính năng tự làm sạch. Việc tận dụng những tính năng này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và công sức hơn cho người sử dụng.
Ở chu trình tự làm sạch, thiết bị lúc này sẽ sử dụng nhiệt độ cực cao, khoảng 880 độ F (tương đương với khoảng 470 độ C) để phân hủy cặn thức ăn hay các vết dầu mỡ dính lại bên trong lòng lò nướng. Tuy nhiên, sử dụng chu trình cũng có nghĩa là bạn phải tạm thời không sử dụng thiết bị trong khoảng thời gian từ 1 cho đến vài giờ, tùy vào độ bẩn của lò nướng, và bạn không nên dừng hay tạm dừng chu trình giữa chừng.
Trong lúc này, cửa của thiết bị cũng sẽ bị khóa hoàn toàn. Nhiệt độ cao sẽ khiến thiết bị sinh ra khói, vì vậy hãy để căn bếp thông thoáng trong lúc này để khói không ám ở mọi nơi, kể cả vào những món đồ khác. Cách làm là có thể mở cửa sổ, cửa ra vào, hoặc bật chế độ tăng cường với máy hút mùi nhà bạn. Cuối cùng sau khi chu trình kết thúc, bạn cũng có thể một lần nữa dùng một chiếc khăn sạch và khô, lau qua bên trong của lò nướng thêm một lần.
Thay vì vệ sinh thủ công một chiếc lò nướng bẩn, người dùng có thể lựa chọn chế độ tự vệ sinh của thiết bị. (Ảnh The Spruce)
Bên cạnh chế độ tự làm sạch cơ bản bằng nhiệt độ cao - được gọi là nhiệt phân (Pyrolytic) hiện nay ở một số loại lò nướng còn có thêm chế độ tự làm sạch bằng lớp lót xúc tác (Catalytic, EcoClean) và thủy phân (Hydro Clean).
Trong đó, ở công nghệ làm sạch bằng lớp lót xúc tác Ecoclean, dầu mỡ và các chất bẩn sẽ bị hấp thụ vào lớp lót. Khi lò được làm nóng đến hơn 200 độ C, các chất bẩn sẽ bị oxy hóa, từ đó dần biết mất. Đặc điểm ở công nghệ này là sử dụng nhiệt độ thấp hơn so với công nghệ nhiệt phân, do đó tiết kiệm điện năng hơn.
Còn ở công nghệ thủy phân, thiết bị sẽ sử dụng hơi nước để làm sạch lò nướng. Tuy nhiên cần lưu ý, công nghệ thủy phân chỉ nên được dùng khi lò đã nguội hẳn, người dùng từ từ tháo rời khay và hệ thống giá đỡ để vệ sinh riêng. Cuối cùng mới đổ một lượng nước nhất định vào trong lò để bắt đầu chế độ tự vệ sinh.
Chế độ tự vệ sinh của lò nướng với công nghệ thủy phân. (Ảnh minh họa)
Các chuyên gia cũng khuyến nghị rằng, nếu gia đình bạn thường xuyên sử dụng lò nướng thì tốt hơn hết hãy chạy chu trình tự làm sạch cho thiết bị lâu nhất là 6 tháng 1 lần.
Nếu lò nướng không có chế độ tự vệ sinh thì sao?
Tuy nhiên, nếu lò nướng nhà bạn không có chế độ làm sạch thì bạn cũng nên vệ sinh thiết bị thường xuyên, định kỳ. Cách vệ sinh thủ công yêu cầu chuẩn bị những nguyên liệu bao gồm: Khăn vải, miếng bọt biển cọ rửa và nước rửa bát hoặc baking soda (nếu có).
Bước 1:
Bước đầu tiên cần thực hiện khi vệ sinh lò nướng đó là loại bỏ các loại rác, vụn chất bẩn còn tồn đọng bên trong thiết bị. Chúng có thể là vụn bánh quy, vụn bánh mỳ, những miếng thịt hay mảnh giấy nhôm, giấy nến... Sau đó, tháo rời các khay, giá bên trong lò nướng ra.
Bước 2:
Dùng miếng bọt biển cọ rửa, thấm với dung dịch nước rửa bát và baking soda, và bắt đầu lau từ từ từ trong ra ngoài của thiết bị. Lưu ý, sau khi thấm miếng bọt biển vào dung dịch, hãy vắt xơ qua để hạn chế nước đọng nhất có thể. Đừng bỏ quên khu vực cửa lò và xung quanh khung cửa, việc này giúp lò nướng được vệ sinh triệt để hơn.
Bước 3:
Tiếp tục lau với dung dịch tẩy rửa và baking soda 2-3 lần cho đến khi thấy bên trong lò nướng của bạn đã sạch. Các khay, giá vừa được tháo ra thì đem cọ rửa ở bồn rửa bát với xà phòng. Hãy đợi cho chúng khô rồi mới lắp lại vào bên trong thiết bị.
Bước 4:
Phần vỏ ngoài của lò nướng cũng cần được lau chùi cẩn thận. Hãy lau từ phần cửa kính, tay cầm cho đến bảng điều khiển điện tử. Tuy nhiên chỉ nên dùng khăn mềm có độ ẩm nhẹ, không dùng khăn ướt đẫm nước. Cuối cùng dùng một chiếc khăn sạch khô khác để lau lại thêm một lần.
Công việc vệ sinh lò nước thủ công này sẽ chỉ mất khoảng 1 giờ đồng hồ. Vì vậy những ngày cuối tuần rất phù hợp để thực hiện. Duy trì thói quen vệ sinh, sẽ giúp hiệu quả hoạt động của thiết bị được tối ưu hơn, đồng thời gia tăng tuổi thọ của nó.
Theo The Spruce
Thể thao văn hóa