Đừng quên dành tiền cho tuần mới, hàng loạt cổ phiếu “hot” sẽ lên sàn
Có tổng cộng hơn 626 triệu cổ phiếu sẽ chào sàn trong tuần mới này, trong số đó có sự xuất hiện của hơn 90 triệu cổ phiếu CTS tại HoSE khi vừa “chuyển nhà” từ HNX sang.
- 16-06-2017300 triệu cổ phiếu Kienlongbank sẽ giao dịch trên UPCoM vào ngày 29/6 tới
- 14-06-2017Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi - một trong các công ty thủy điện lớn nhất nước chào sàn Upcom với giá 20.500 đồng/cp
- 13-06-2017Hơn 90 triệu cổ phiếu CTS của VietinBankSC sẽ hủy niêm yết từ 15/6/2017
- 11-06-2017Đừng quên danh tiền cho tuần mới, có đến 8 mã chứng khoán “hot” chào sàn
- 04-06-2017Thêm một tổng công ty lớn của Tập đoàn Dệt may chào sàn UpCOM ngày 14/6 với giá tham chiếu 27.000 đồng/cổ phiếu
- 04-06-2017Nhà đầu tư chú ý, hàng loạt doanh nghiệp lớn sẽ lên sàn trong tuần giao dịch tiếp theo
- 14-05-2017Đừng quên dành tiền cho tuần mới, gần 400 triệu cổ phiếu sẽ lên sàn
Tuần mới từ 19/6 đến 23/6/2017 trên các Sở GDCK sẽ có 9 mã chứng khoán với hơn 626 triệu cổ phiếu chào sàn. Trong số đó có hơn 90 triệu cổ phiếu CTS của Chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBankSC) “chuyển nhà” từ HNX sang HSX còn 8 cổ phiếu khác lần đầu giao dịch trên UpCOM.
Sàn HoSE đón nhận hơn 90 triệu cổ phiếu CTS của VietinBanSC
Toàn bộ hơn 90 triệu cổ phiếu CTS đã hủy niêm yết trên HNX từ 15/6/2017 để chuyển sàn niêm yết sang Sở GDCK Tp Hồ Chí Minh. Ngày giao dịch đầu tiên 20/6/2017 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 10.950 đồng/cổ phiếu.
Việc chuyển sàn sang HoSE đã được nhắc tới tại ĐHCĐ thường niên năm 2017 vừa qua của công ty. Mục tiêu của việc chuyển sàn là phục vụ lợi ích của cổ đông, việc giao dịch trên HOSE sẽ giúp cho thanh khoản cổ phiếu thuận lợi hơn.
Trước thông tin chuyển sàn, cổ phiếu CTS đã có nhiều phiên tăng điểm bứt phá lên trên mệnh giá, và hiện giao dịch quanh vùng giá 11.000 đồng/cổ phiếu trong khi trước đó thời điểm đầu năm nay đã có lúc xuống đến dưới 7.000 đồng/cổ phiếu. Ngay phiên giao dịch cuối cùng trên HNX ngày 14/6, gần 1,1 triệu cổ phiếu CTS đã khớp lệnh và đẩy giá lên 11.500 đồng/cổ phiếu.
Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi (DNH)
Một trong những công ty thủy điện lớn nhất nước – Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi sẽ đưa toàn bộ 422,4 triệu cổ phiếu lên giao dịch trên UpCOM với mã chứng khoán DNH từ 19/6. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 20.500 đồng/cổ phiếu. Tương ứng vốn hóa ngày lên sàn hơn 8.660 tỷ đồng.
Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi tiền thân là Nhà máy Thủy điện Đa Nhim, được đưa vào vận hành từ năm 1964. Đến năm 2001 đã thực hiện sáp nhập cụm nhà máy thủy điện Hàm Thuận và Đa Mi trở thành Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi và bắt đầu hạch toán độc lập từ năm 2005.
ĐHCĐ thường niên năm 2014 đã biểu quyết thông qua điều chỉnh giảm vốn điều lệ thành 4.224 tỷ đồng. Từ đó đến nay công ty chưa tiến hành tăng vốn điều lệ. Cơ cấu cổ đông của công ty rất cô đặc khi công ty mẹ - Tổng công ty phát điện 1 hiện đang nắm giữ đến 99,93% vốn điều lệ.
Kem Thủy Tạ (TTJ)
Một trong những doanh nghiệp lên sàn lần này được các nhà đầu tư mong đợi nữa là Kem Thủy Tạ - một thương hiệu kem lâu đời tại Việt Nam. Bên cạnh kem truyền thống Thủy Tạ, công ty còn có chuỗi Café Thủy Tạ, nước tinh khiết Pha Lê, bánh trung thu Thủy Tạ…
Một trong những điểm hấp dẫn của doanh nghiệp này là hiện Kem Thủy Tạ đang quản lý kinh doanh loạt cửa hàng kem và nhà hàng tại những khu “đất vàng” ngay trung tâm Hà Nội. Khoảng 48-50% doanh thu công ty đến từ bán kem, hoạt động kinh doanh Nhà hàng cũng đóng góp khoảng 30-35% doanh thu còn lại là nguồn thu từ bán nước đá và các dịch vụ khác.
Kem Thủy Tạ chính thức đưa 3 triệu cổ phiếu TTJ lên giao dịch trên UpCOM từ 20/6 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 31.000 đồng/cổ phiếu.
Mía đường Cao Bằng
Thêm 1 doanh nghiệp ngành mía đường – Mía đường Cao Bằng sẽ đưa 2,52 triệu cổ phiếu CBS lên giao dịch trên UpCOM từ 20/6 tới đây với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 22.000 đồng/cổ phiếu.
Mía đường Cao Bằng chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần từ 14/3/2006 với vốn điều lệ ban đầu hơn 3,6 tỷ đồng. Đến nay công ty đã 3 lần tăng vốn trong đó lần gần nhất là tháng 12/2016 tăng vốn lên 25,2 tỷ đồng như hiện nay.
Tính đến 23/1/2017 Mía đường Cao Bằng có 2 cổ đông lớn nắm giữ 44,06% vốn điều lệ công ty trong đó cá nhân ông Nông Văn Lạc là cổ đông lớn nhất sở hữu 38,5% vốn điều lệ.
7 triệu cổ phiếu VHD của Vinahud
CTCP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Vinaconex (Vinahud – VHD) - một "đứa con" thuộc dòng họ Vinaconex - sẽ đưa 7 triệu cổ phiếu lên giao dịch trên UpCOM từ 22/6 tới đây với mã chứng khoán VHD. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 19.700 đồng/cổ phiếu.
Vinahud tiền thân là ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng phát triển nhà Vinaconex trực thuộc Tổng CTCP XNK Và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) thành lập năm 2000. Năm 2007 công ty hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với vốn điều lệ ban đầu 70 tỷ đồng. Từ đó đến nay chưa tiến hành tăng vốn điều lệ.
Tính đến 27/3/2017, Vinahud có tổng cộng 144 cổ đông trong đó 1 tổ chức duy nhất, cũng là công ty mẹ sở hữu 70% vốn điều lệ là Vinaconex. Hiện Vinahud đang quản lý tòa nhà trụ sở công ty tại Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Đây là khu đất giao có diện tích 1.123m2, dùng làm trụ sở công ty và cho thuê.
Kế hoạch kinh doanh, năm 2017 công ty tiếp tục triển khai thi công 2 khối nhà cao tầng dự án 536 Minh Khai; tìm kiếm đối tác có năng lục thoái vốn Dự án Trung tâm Thương mại dịch vụ văn hóa Thể thao và Văn phòng tại lô đất CV4.4 Mê Trì…
CTCP Đầu tư PV – Inconess
Trong ngày 19/6, doanh nghiệp sân golf – CTCP Đầu tư PV – Inconess cũng đưa toàn bộ hơn 89,12 triệu cổ phiếu trên UpCOM với mã chứng khoán RGC. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 9.100 đồng/cổ phiếu. Đây là doanh nghiệp trong ngành sân Golf đầu tiên lên giao dịch trên sàn chứng khoán.
PV – Inconess được thành lập năm 2007, với vốn điều lệ ban đầu 250 tỷ đồng, được sáng lập bởi 5 cổ đông bao gồm CTCP Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và Tư vấn đầu tư; CTCP Tài chính Dầu khí; Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí; CTCP Sông Đà 7 và Tổng công ty Sông Hồng.
Hiện công ty có vốn điều lệ 891.236.000.000 đồng tương ứng hơn 89,12 triệu cổ phiếu đăng ký giao dịch, là doanh nghiệp chuyên kinh doanh sân golf và các dịch vụ golf…Hiện tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty là 49%. Tính đến 17/1/2017, Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Việt Nam là cổ đông lớn duy nhất – là công ty mẹ sở hữu 93,6% vốn điều lệ của PV – Inconess.
Kết quả kinh doanh, 2 năm liên tiếp 2015 và 2016 công ty đều báo lỗ, nâng tổng lỗ lũy kế đến cuối năm 2016 lên trên 78 tỷ đồng. Đồng thời kiểm toán cũng có ý kiến ngoại trừ trên BCTC năm 2016 của công ty liên quan đến một số nghiệp vụ kế toán đối với công trình sân Golf 18 lỗ.
Sành sứ Thủy tinh Việt Nam (CGV)
Ngày 21/6, gần 9,5 triệu cổ phiếu CGV của doanh nghiệp sành sứ thủy tinh sẽ chào sàn UpCOM với giá tham chiếu 8.200 đồng/cổ phiếu.
CTCP Sành sứ thủy tinh Việt Nam (Vinaceglass) tiền thân là công ty XNK Sành sứ Thủy tinh Việt Nam – là doanh nghiệp chuyên kinh doanh XNK chuyên ngành sứ thủy tinh và nghiên cứu khoa học vào ứng dụng cuộc sống. Năm 2006 công ty được cổ phần hóa và chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ cuối tháng 12/2006 với vốn điều lệ ban đầu 25 tỷ đồng.
Lần gần đây nhất công ty tiến hành tăng vốn điều lệ là phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu tăng vốn điều lệ lên gần 95 tỷ đồng như hiện nay. Từ đó đến nay công ty chưa tiến hành tăng vốn điều lệ - đây cũng là số vốn thực góp của công ty – còn vốn điều lệ đăng ký lại là 100 tỷ đồng. Công ty cũng đã cam kết sẽ phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ thực góp bằng đúng số vốn điều lệ đã đăng ký.
Đáng chú ý, cơ cấu cổ đông công ty khá dàn trải. Có 7 cổ đông lớn nắm giữ 48,8% vốn điều lệ, trong đó có 4 cá nhân và 3 tổ chức là Tổng CTCP Bia rượu Nước giải khát Hà Nội (Habeco), CTCP Chứng khoán Rồng Việt và CTCP Hà Quang.
Ngoài ra, trong ngày 20/6, sàn UpCOM còn đón nhận thêm 2 tân binh khác là CTCP Dịch vụ Xây dựng Công trình Bưu điện (PTO) và CTCP Công viên Cây xanh Hải Phòng (CVH) với gần 2,5 triệu cổ phiếu mới.
Trí Thức Trẻ