Đừng vội giận dữ nếu ai đó gọi bạn là "Zombie"
"Phần lớn mọi người đã chết ở tuổi 25, chỉ có điểu đến 75 tuổi mới chôn mà thôi" - Benjamin Franklin.
Theo thống kê, khoảng ¾ dân số thế giới đang làm thuê trung bình 44 tiếng/tuần, tức là từ 238 - 242 ngày/năm. Trong đó, tỉ lệ các công việc văn phòng chiếm tới khoảng 70%, nghĩa là phần lớn thời gian làm việc của mọi người cố định tại trụ sở công ty.
Việc gắn bó lâu dài trong môi trường làm việc cố định ảnh hưởng khá nhiều tới thói quen, lối suy nghĩ, mối quan hệ và các cơ hội phát triển của người lao động. Cũng chính từ đây xuất hiện một tầng lớp những người được gọi với cái tên “Zombie công sở”.
Vậy, zombie công sở là ai? Cuộc sống của một zombie công sở ra sao?
Chân dung một zombie công sở
“Zombie” được định nghĩa là xác sống – một tử thi đi lại dật dờ, không có hồn, không có ý thức. Hàng ngày, chúng ta gặp rất nhiều người sống trong trạng thái như sau:
- 30 – 32 tuổi, thành tích cá nhân không có gì nổi trội. Giống như mấy chục triệu người bình thường khác trên đất nước: sáng dậy đi làm, chiều về gặp bạn bè, khuya đến lại chìm vào giấc ngủ.
- Có thâm niên 5-7 năm làm thuê chỉ để duy trì cuộc sống, thu nhập ở mức tăng trưởng trung bình 5-10% năm.
- Không có mục tiêu nghề nghiệp, định hướng tương lai rõ ràng trong 5-10 năm tới.
- Làm công việc bản thân không yêu thích, hàng ngày mệt mỏi đối diện với những áp lực, chán nản mà không dám từ bỏ hay bứt phá.
Đó là hình ảnh một zombie công sở điển hình: vô hồn, không sức sống. Điều ngạc nhiên là rất nhiều người không nhận ra điều này (hoặc không chấp nhận sự thật này) hoặc nhận ra nhưng chỉ biết chấp nhận một lối sống bế tắc, đầy ảo tưởng. Giống như khi khuyên ông bạn nhậu của mình rằng: “Ông say rồi, dừng uống thôi” thì luôn nhận được câu trả lời “Tôi chưa say”.
Phần lớn Zombie, không ai tự nhận là Zombie cả!
Không phải ai cũng nhận thức được mình là zombie công sở.
Ảo tưởng về sự an toàn
Môi trường làm việc công sở lâu năm khiến các “zombie” ảo tưởng về sự phát triển an toàn của bản thân. Họ cho rằng mình đang phát triển, ít rủi ro về tài chính và thỉnh thoảng có các cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.
Mỗi năm, thu nhập tăng trung bình 5% khiến họ yên tâm về điều đó. Trong khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế hàng năm cũng đạt mức trên 5-7%. Nếu đặt phép so sánh giữa tốc độ phát triển của các “zombie” và chỉ số tăng trưởng kinh tế thì họ chẳng phát triển thêm được chút nào cả nếu không muốn nói là đang dậm chân tại chỗ. Giống như bài toán vật lý lớp 10 chúng ta học về chuyển động tương đối.
Theo quy luật, vật chất tồn tại bằng cách vận động, thông qua đó mà biểu hiện sự tồn tại của mình. Ở đây “con người cũng là một dạng vật chất đặc biệt” hoặc là vận động hoặc không vận động. Và nếu không phát triển thì tất yếu sẽ là ngược lại, ở trạng thái “ngủ”. Đáng lo ngại là rất nhiều “Zombie” đang ở trạng thái NGỦ ĐÔNG mà lại không hề hay biết.
Vậy làm thế nào để thoát khỏi tình trạng “Zombie”?
Đừng ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy tinh thần và động lực làm việc của mình bị “đánh cắp”. Hàng ngày đến cơ quan giống một “xác chết di động”, không thử thách, không cơ hội, không mục tiêu, không đam mê.
Nhưng làm thế nào để thoát khỏi tình trạng “Zombie”?
Điều đầu tiên cần nhận thức là mình đang là Zombie, giống như người say không nhận mình say thì có nói gì cũng vậy mà thôi.
Hãy mở rộng “vùng thoải mái” của mình để thành công.
Ông Phạm Ngọc Anh, diễn giả khóa Wake Up cho biết: “Chúng ta thích sống trong những “cái hộp” của mình: một công việc ổn định, mức thu nhập khá, những mối quan hệ vừa đủ. Và phản ứng đầu tiên của học viên nhóm tuổi 35-40 khi được đề nghị đi học để thay đổi là chừng tuổi này rồi còn phải học thêm gì nữa, có cần thiết không?”
Tuy nhiên, hãy mở rộng “vùng thoải mái” của mình một chút. Nếu đang ở trong 1 cái hộp lớn, bạn không thể biết “nhãn hộp” đang ghi gì, cần có một người khách quan đứng phía ngoài chỉ cho bạn thấy nó là gì.
Bên cạnh đó, ông Phạm Ngọc Anh cũng chia sẻ thêm: bạn cần phải thay đổi các giới hạn về Niềm tin trong nhận thức về Tiền bạc, Thành công, Mối quan hệ. Hãy hình dung: người thợ mộc không thể làm ra sản phẩm tốt nếu họ cứ nghĩ rằng “mình không có tài về mộc” cho dù có đặt trước mắt họ đủ bộ đồ nghề.
Chính sự thoải mái đã giết chết nhiều ý tưởng, nhiều cơ hội, nhiều hành động và nhiều sự phát triển hơn tất cả mọi thứ cộng lại. Vậy nên đừng tự biến mình thành những zombie dật dờ và không cơ hội.
Hãy bước ra khỏi vùng thoải mái của mình và tiến về phía trước.