MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ðề xuất nâng cấp đê Bùi, giảm thiệt hại cho dân vùng lũ

08-08-2018 - 09:08 AM | Xã hội

“Khi nước sông dâng cao trên mức báo động 3 thì cho phép tràn đê hữu Bùi để bảo vệ an toàn đê tả Bùi, bảo vệ toàn bộ khu vực Chương Mỹ, Quốc Oai, Phúc Thọ, Hà Ðông... Nhiệm vụ chính trị quan trọng, bằng mọi giá phải bảo vệ đê tả Bùi. Vì thế các xã Tân Tiến, Nam Phương Tiến, một phần của xã Tốt Ðộng, Hoàng Văn Thụ, Mỹ Lương và Hữu Văn... phải chấp nhận sống chung với lũ”, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Ðinh Mạnh Hùng nói.

Không phải do thủy điện xả lũ

Chiều 7/8, Hà Nội tổ chức họp báo, cung cấp thông tin về đợt ngập lụt lịch sử tại một số huyện ngoại thành như Chương Mỹ, Quốc Oai, Mỹ Ðức. Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ bác bỏ một vài thông tin cho rằng việc thủy điện Hòa Bình xả lũ gây ngập lụt cho một số huyện ở Hà Nội. Theo ông Mỹ, hơn chục ngày qua, Hà Nội có mưa lớn. Với năng lực của các trạm bơm của thành phố, hoàn toàn có thể xử lý được. Tuy nhiên, lượng mưa lớn ở Kim Bôi, Lương Sơn (Hòa Bình) khiến lượng nước rất lớn tràn về sông Bùi, chảy ra sông Ðáy. Cùng thời điểm, lượng mưa ở Hòa Bình, Sơn La qua sông Hoàng Long cũng chảy ra sông Hồng. Việc thủy điện Hòa Bình xả lũ qua sông Ðà khiến mực nước sông Hồng dâng lên, khiến việc tiêu thoát nước từ sông Bùi, sông Ðáy, sông Hoàng Long gặp khó khăn. “Xả lũ thủy điện Hòa Bình không gây ảnh hưởng vùng ngập úng của Chương Mỹ, Mỹ Ðức, Quốc Oai. Chủ yếu do mưa từ Kim Bôi, Lương Sơn (Hòa Bình) tràn về. Gọi là lũ rừng ngang như vậy”, ông Mỹ nói.

Ðề xuất nâng cấp đê Bùi, giảm thiệt hại cho dân vùng lũ   - Ảnh 1.

Theo ông Mỹ, hiện thành phố cũng đang nghiên cứu, xem xét ý tưởng xây dựng một trạm bơm ở ngã ba Ba Thá, bơm tiêu toàn bộ nước sông khu vực sông Bùi, sông Tích, tuy nhiên, với lưu vực rộng lớn, trải dài trên nhiều địa bàn, quy mô trạm bơm phải rất lớn, kinh phí tốn kém vô cùng. “Việc xây dựng có thể được nhưng hiệu quả không cao. Chúng tôi đang nghiên cứu phương án”, ông Mỹ nói. Ông Mỹ cho biết, mới đây Thường trực Thành ủy vừa họp, và qua cuộc thị sát của Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố, đã có nhiều chỉ đạo. Trong các biện pháp trước mắt, phải tập trung chăm lo đời sống cho bà con vùng ngập lụt, không để xảy ra tình trạng đói, khát, đảm bảo an ninh trật tự, khắc phục hậu quả về vệ sinh môi trường, thu gom rác thải. Cùng với đó, phải sửa chữa công trình văn hóa, trường học, chuẩn bị cho năm học mới; sửa chữa những khu vực đê điều bị ảnh hưởng. Với mùa mưa còn kéo dài, toàn bộ hệ thống chính quyền, nhân dân phải chủ động, không được chủ quan...Ông Mỹ cũng cho biết, phải rà soát lại toàn bộ hệ thống đê sông Ðáy trên địa bàn các huyện từ Phúc Thọ, Quốc Oai, Chương Mỹ, đê sông Bùi, sông Tích để có phương án quy hoạch dân cư. Như đê hữu Bùi thuộc vùng phân lũ, nếu vượt báo động 3 thì cho tràn qua để đảm bảo an toàn cho đê tả Bùi. Ðê tả Bùi, tả Tích phải đảm bảo tuyệt đối an toàn. Về phương án tôn tạo đê tả Bùi, tả Tích, ông Mỹ cho biết, hiện sở đang nghiên cứu báo cáo thành phố. Nếu có chủ trương sẽ thuê đơn vị tư vấn, tính toán đảm bảo các tiêu chí phòng chống lũ, đảm bảo về hạ tầng kỹ thuật, song song với việc đảm bảo đời sống nhân dân.

Ðề xuất nâng cấp đê Bùi

Theo ông Ðinh Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ, với tính chất quan trọng như vậy, nên trong đợt ngập lụt vừa qua, bằng mọi giá, huyện phải bảo vệ được đê tả Bùi. “Khi nước dâng trên báo động 3, cho phép tràn thì các xã Tân Tiến, Nam Phương Tiến, một phần xã Tốt Ðộng, Hoàng Văn Thụ, Mỹ Lương và Hữu Văn phải chấp nhận sống chung với lũ”, ông Hùng nói. Theo ông Hùng, đây là phương án từ xưa đến nay vẫn xử lý như vậy. Ông Hùng đánh giá cao tinh thần chủ động, tự giác của người dân. Chỉ cần nghe tiếng kẻng, tiếng chuông thông báo nước lên, hàng trăm người không quản đêm tối tham gia hỗ trợ lực lượng chức năng tôn đê. “Nước dâng 10cm thì đê cao thêm 60 cm. Tinh thần, trách nhiệm của người dân rất cao. Chỉ một tiếng chuông, tiếng kẻng thông báo là người dân ra hộ đê”, ông Hùng nói.

Ông Hùng nói, về chiến lược lâu dài phải di dân toàn bộ vùng hữu Bùi để đảm bảo cho người dân vùng này có cuộc sống ổn định. Những khu vực này sẽ trở thành vùng sản xuất. Còn biện pháp ngắn hạn trong thời gian tới, huyện kiến nghị T.Ư và thành phố cải tạo, nâng cấp cả đê tả Bùi và hữu Bùi theo thiết kế cho phép, để khi mực nước lên cao, nếu phải cho tràn thì nhân dân cũng an tâm hơn. Ði cùng với đó, hệ thống các công trình phúc lợi, công trình giao thông, cung cấp nước sạch phải đảm bảo. Việc tổ chức sản xuất cũng phải quy hoạch lại để bà con có thể sống chung với lũ, bớt phần khó khăn, bấp bênh. “Việc di dân còn liên quan đến tâm tư, nguyện vọng, văn hóa và cả chỗ ở, chỗ sản xuất”, ông Hùng nói.

Theo ông Hùng, đến nay, nước đã rút, hiện còn khoảng dưới 1.000 hộ bị ngập. Huyện đã chỉ đạo chính quyền các cấp phải đảm bảo an toàn tuyệt đối về công tác an ninh trật tự; dọn dẹp vệ sinh môi trường, không để bà con chịu cảnh đói khát. “Tính đến hôm nay là ngập 22 ngày. Hàng cứu trợ chúng tôi chuyển đến từng hộ gia đình, đảm bảo không có trường hợp nào đói, khát”, ông Hùng nói. Lãnh đạo huyện cũng cho biết, hiện đã tiếp nhận khoảng hơn 6 tỷ đồng tiền hỗ trợ. “Chính quyền địa phương sẽ thống kê chính xác, phân loại những hộ ngập sâu, những hộ ngập ít, những gia đình chính sách, những trường hợp không có khả năng lao động... để chi tiền. Ban Thường vụ huyện ủy sẽ duyệt từng trường hợp.

Ông Ðinh Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ nói, về chiến lược lâu dài phải di dân toàn bộ vùng hữu Bùi để đảm bảo cho người dân vùng này có cuộc sống ổn định. Những khu vực này sẽ trở thành vùng sản xuất. Còn biện pháp ngắn hạn trong thời gian tới, huyện kiến nghị T.Ư và thành phố cải tạo, nâng cấp cả đê tả Bùi và hữu Bùi theo thiết kế cho phép, để khi mực nước lên cao, nếu phải cho tràn thì nhân dân cũng an tâm hơn. Ði cùng với đó, hệ thống các công trình phúc lợi, công trình giao thông, cung cấp nước sạch phải đảm bảo. Việc tổ chức sản xuất cũng phải quy hoạch lại để bà con có thể sống chung với lũ, bớt phần khó khăn, bấp bênh. "Việc di dân còn liên quan đến tâm tư, nguyện vọng, văn hóa và cả chỗ ở, chỗ sản xuất", ông Hùng nói.


Theo Trường Phong

Tiền Phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên