“Edward Snowden” của Thụy Sĩ: CIA đứng đằng sau hồ sơ Panama
Birkenfeld tin rằng thủ phạm xâm nhập vào công ty Mossack Fonseca có thể là Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA). “Tôi chắc rằng CIA đứng sau vụ này”, ông nói.
- 14-04-2016Những góc tối nguy hiểm của hồ sơ Panama
- 08-04-2016“Quả bom truyền thông” Hồ sơ Panama đã phát nổ như thế nào?
- 07-04-2016Tài liệu Panama: Thiên đường “mạng nhện” trốn thuế ở London
Bradley Birkenfeld cho rằng chỉ có một cơ quan tình báo cỡ CIA mới có thể lấy được số tài liệu được bảo mật nghiệm ngặt ở Panama.
Bradley Birkenfeld được xem là “Edward Snowden” của ngành ngân hàng Thụy Sĩ. Khi còn là giám đốc quản lý tài sản của ngân hàng UBS, một trong những ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ, ông đã bí mật tiết lộ cho chính phủ Mỹ về những tài khoản trốn thuế được mở tại nước này.
Trong một cuộc phỏng vấn với CNBC, Birkenfeld cho biết người đứng đằng sau 11 triệu tài liệu bị bị rò rỉ ở công ty luật của Panama không phải là một cá nhân đơn lẻ như ông. Thay vào đó, ông tin rằng thủ phạm xâm nhập vào công ty Mossack Fonseca có thể là Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA). “Tôi chắc rằng CIA đứng sau vụ này”, Birkenfeld nói.
Birkenfeld dẫn ra lý do rằng những bê bối chính trị tạo ra bởi hồ sơ Panama chủ yếu tác động đến những nước có quan hệ căng thẳng với Mỹ. “Sự thật là chúng ta thấy tất cả những cái tên lộ ra trong hồ sơ đều là đối thủ của Mỹ: Nga, Trung Quốc, Pakistan và Argentina. Trong khi đó, lại không có cái tên nào của người Mỹ bị lộ ra. Tại sao vậy?” Birkenfeld nói. “Tôi có cảm giác rằng phải cỡ một cơ quan tình báo mới làm được điều này”.
Khi được hỏi tại sao Mỹ lại rò rỉ thông tin làm tổn hại đến thủ tướng Anh David Cameron, một đồng minh quan trọng của Mỹ, Birkenfeld trả lời rằng người đứng đầu nước Anh chỉ bị trúng “tên rơi đạn lạc”, chứ đây không phải là chủ đích của người Mỹ.
“Nếu Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và CIA của Mỹ có thể thâm nhập vào các quốc gia nước ngoài thì họ cũng thừa sức lọt vào các công ty luật như này”, Birkenfeld. “Nhưng họ chỉ chọn lọc và để lộ những thông tin không làm tổn hại đến Mỹ, theo cách này hay cách khác”.
Trong khi đó, CIA đã từ chối bình luận về nhận định trên của Birkenfeld.
Birkenfeld cũng nói rằng trong ông thời gian làm việc trong ngành ngân hàng tại Thụy Sĩ, Mossack Fonseca được biết đến là một mảnh ghép của mạng lưới chuyển tiền ra nước ngoài, được các chủ ngân hàng và luật sư sử dụng để trốn thuế. Ông cho biết công ty đang là tâm điểm của vụ rò rỉ hồ sơ này chỉ là một tay chơi tương đối nhỏ trong mạng lưới trốn thuế toàn cầu.
“Tôi biết công ty này rất rõ khi còn ở Thụy Sĩ”, Birkenfeld nói. “Panama chỉ là một trạm trung chuyển để các ngân hàng và công ty tín thác của Thụy Sĩ sử dụng để phục vụ các khách hàng trên toàn thế giới”.