Elon Musk muốn gì khi trở thành cổ đông lớn của Twitter?
Tỷ phú Elon Musk mua và nắm giữ 9,2% cổ phần Twitter không phải vì mục đích đầu cơ.
- 05-04-2022Một thành phố có lượng tìm kiếm NFT nhiều hơn cả Hà Nội và TP.HCM trong 1 năm qua
- 11-08-2022Kết quả thăm dò về thói quen sử dụng Facebook của giới trẻ Mỹ
Vào tháng trước, khi xung đột giữa Nga - Ukraine nổ ra, tỷ phú Elon Musk nói rằng ông đang làm một bản kế hoạch phát triển tổng thể cho công ty Tesla. Cụ thể, ông Musk đã làm 2 bản kế hoạch này kể từ năm 2006, và cả 2 bản đều định hướng đưa Tesla trở thành một nhà sản xuất ô tô lớn; đồng thời, trở thành công ty sử dụng năng lượng tái tạo nhằm giúp thế giới giảm bớt nỗi lo của việc nóng lên toàn cầu.
Theo hồ sơ của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC), đầu tháng 4/2022, Elon Musk đã mua 73.486.938 cổ phiếu của Twitter, tương đương 9,2% cổ phần của công ty. Điều đó đã đưa vị tỷ phú trở thành cổ đông lớn nhất của nền tảng mạng xã hội này.
Một số giả thuyết cho rằng, việc ông Elon Musk mua lại cổ phiếu của Twitter hoàn toàn mang mục đích đầu cơ, bởi cổ phiếu của Twitter đã tăng đến hơn 27% sau khi tin tức về Elon Musk mua lại cổ phiếu công ty này được tiết lộ.
Tuy nhiên, theo Bloomberg, những giả thuyết này đều không đúng. Ông Elon Musk không phải là kiểu người thích đi đầu cơ. Nhà báo Matt Levine của Bloomberg News đã từng nói, ông Musk đã có quá nhiều tiền và không nhất thiết phải đi đầu cơ. Hơn nữa, nhà sáng lập Tesla còn cảm thấy ghét những chiêu trò này. Tỷ phú Elon Musk từng nói rằng ông tự hào vì ông là một doanh nhân chứ không phải một nhà đầu tư.
Thực chất, tạp chí Bloomberg cho rằng, ông Musk mua lại cổ phiếu của Twitter để giữ lại kênh marketing rất quan trọng của doanh nhân này: chính là những bài tweet của tỷ phú Elon Musk.
Những bài tweet của ông thường mang lại cho Tesla rất nhiều đơn hàng, đồng thời thu hút rất nhiều vốn của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, kênh marketing đó đang bị kiểm soát bởi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ.
Kể từ năm 2018, ông Musk đã có "xung đột" với SEC do một tweet của ông đã làm náo động thị trường chứng khoán. Ông bị buộc phải từ chức chủ tịch và nộp 20 triệu USD tiền phạt. Sau đó, có những ý kiến cho rằng, ông Musk nên từ bỏ hết các tài khoản Twitter của mình.
Hậu quả, ông Elon Musk bị cấm đưa ra những phát ngôn tương tự, và nếu ông muốn tweet thì tweet của ông phải được hội đồng công ty duyệt qua.
Ngoài ra, ông Musk cũng than phiền về cách điều tiết nội dung của Twittter. Ông cho rằng Twitter đã thất bại trong việc "tuân thủ các nguyên tắc tự do ngôn luận".