EVN đang nợ PVN 23.000 tỷ đồng, nợ đến hạn thanh toán 14.000 tỷ đồng
Đây là thông tin được PVN công bố trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023.
- 13-07-2023Các khoản nợ tiềm tàng của EVN được kiểm toán nêu ra bao gồm những gì?
- 13-07-2023Kết luận thanh tra EVN nêu bất cập về vận hành thuỷ điện
- 12-07-2023Nóng: Công bố kết luận thanh tra cung ứng điện của EVN
Theo thông tin mới được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam - PVN) công bố, một trong những vướng mắc, khó khăn lớn của PVN hiện nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang nợ trong toàn PVN lên đến gần 23.000 tỷ đồng, trong đó nợ đến hạn thanh toán là hơn 14.000 tỷ đồng, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động SXKD, cân đối dòng tiền của Tập đoàn.
Bên cạnh đó, với việc ưu tiên huy động điện từ nguồn năng lượng tái tạo nhưng với tính ổn định không cao dẫn đến các nhà máy nhiệt điện khí huy động lên xuống máy liên tục làm xác suất sự cố các tổ máy tăng cao, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất điện cũng như tính sẵn sàng để đảm bảo mục tiêu kế hoạch sản lượng điện của Tập đoàn.
Theo PVN, điều kiện tình hình vĩ mô, thị trường, kinh tế toàn cầu tiếp tục khó khăn, đặc trưng nhất là tính gián đoạn, đứt gãy cao, chưa từng có tiền lệ. Các dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 hiện đều giảm so với dự báo cuối năm 2022. Ở trong nước, mặc dù tăng trưởng GDP quý II cao hơn quý I nhưng vẫn thấp hơn so với kế hoạch đặt ra; bối cảnh chung khó khăn nhiều hơn thuận lợi.
Cùng với tình hình chung đó, tác động trực tiếp và rất lớn đến ngành Dầu khí là thị trường năng lượng giảm sâu so với cùng kỳ và xu hướng tháng sau giảm so với các tháng trước; giá dầu thô, giá khí, biên lợi nhuận xăng dầu, lọc dầu giảm mạnh, nhu cầu điện tăng không cao so với cùng kỳ; bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới 6 tháng đầu năm giảm từ 25 – 27% so với cùng kỳ; giá phân bón ở mức thấp, tiêu thụ khó khăn;….
Trong bối cảnh đó, tổng doanh thu toàn Tập đoàn 6 tháng đầu năm ước đạt 420,1 nghìn tỷ đồng, vượt 24% KH 6 tháng; nộp NSNN (không bao gồm NSRP) ước đạt hơn 66 nghìn tỷ đồng, vượt 63% KH 6 tháng; lợi nhuận trước thuế hợp nhất vượt cao so với KH 6 tháng; cung cấp ổn định, tối đa các sản phẩm chiến lược: khí, điện, đạm, xăng dầu,… cho đời sống và sản xuất.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, PVN đạt sản lượng khai thác dầu thô 5,3 triệu tấn, vượt 14,3% so với KH 6 tháng, trong đó khai thác dầu thô trong nước đạt 4,4 triệu tấn, vượt 16,9% KH 6 tháng và khai thác dầu thô nước ngoài đạt 900 nghìn tấn, vượt 3% KH 6 tháng; sản lượng khai thác khí đạt 4,16 tỷ m3, vượt 27,1% KH 6 tháng; sản xuất điện đạt 12,66 tỷ kWh, vượt 4,5% KH 6 tháng; sản xuất đạm đạt 877,5 nghìn tấn, vượt 10,6% KH 6 tháng; sản xuất sản phẩm xăng dầu (không bao gồm sản phẩm NSRP) đạt 3,53 triệu tấn, vượt 16,6% KH 6 tháng.
Nhờ tích cực gia tăng sản xuất và tối ưu hiệu quả SXKD, các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn trong 6 tháng đầu năm vượt kế hoạch được giao và tích cực hơn so với đà suy giảm của giá dầu cũng như tình trạng xuất khẩu kém và đầu tư, tiêu dùng thấp. Hầu hết các đơn vị thành viên Tập đoàn đều hoàn thành vượt mức KH 6 tháng, nổi bật như: Công ty mẹ - Tập đoàn; Vietsovpetro, PVEP, PV GAS, PTSC, PVDrilling, PVTrans,…
Về phía EVN, báo cáo tài chính mới được công bố của EVN cho biết tại thời điểm 31/12/2022, EVN nợ ngắn hạn 47.588 tỷ đồng và nợ dài hạn 276.678 tỷ đồng. Chi phí lãi vay cả năm là 14.504 tỷ đồng, tương ứng mỗi ngày phải trả 40 tỷ đồng.
Kết thúc năm 2022, EVN đạt doanh thu thuần 463.000 tỷ đồng, tăng so với năm trước nhưng lại lỗ sau thuế 20.747 tỷ đồng.
Nhịp sống thị trường