Facebook bị phạt kỷ lục 1,3 tỷ USD
Meta - công ty mẹ của Facebook - đối mặt án phạt 1,3 tỷ USD khi chuyển thông tin người dùng ở châu Âu sang Mỹ. Đây được xem là mức phạt kỷ lục liên quan đến dữ liệu.
- 27-04-2023Hào quang quay trở lại với Mark Zuckerberg: Sau 1 năm lao xuống vực, doanh thu Meta lần dầu tiên tăng, 'khoe' có 2,04 tỷ người dùng Facebook mỗi ngày
- 11-04-2023Chuyện lạ khó tin: Khi phần đông thế giới lao đao vì khủng hoảng, Facebook, Google, Apple… lại ngày càng “phát phì” vì hưởng lợi lớn từ các gói cứu trợ
- 27-03-2023Từng hứa Facebook sẽ 'miễn phí mãi mãi', Mark Zuckerberg vội bắt người dùng 'nôn tiền' sau 13 năm chỉ vì 2 chữ 'lợi nhuận'
Theo Reuters , Meta - công ty sở hữu Facebook và Instagram - bị cơ quan quản lý quyền riêng tư hàng đầu của Liên minh châu Âu phạt 1,2 tỷ euro (tương đương 1,3 tỷ USD) về việc rò rỉ, chuyển thông tin người dùng đến Mỹ. Công ty có thời hạn 5 tháng để ngừng việc này lại.
Cơ quan quản lý quyền riêng tư của Liên minh châu Âu cho rằng, Facebook lưu trữ bất hợp pháp dữ liệu người dùng châu Âu trong nhiều năm trên máy chủ ở Mỹ. Điều này khiến dữ liệu có thể bị cơ quan tình báo Mỹ truy cập mà người dùng không biết.
Sau khi nhận án phạt, đại diện pháp lý công ty của Mark Zuckerberg tuyên bố kháng cáo. Họ tuyên bố đây là mức phạt vô lý, không cần thiết và tạo nhiều tiền lệ xấu, gây ảnh hưởng đến các công ty công nghệ khác.
1,3 tỷ USD được xem là mức phạt cao nhất mà Liên minh châu Âu từng đưa ra với công ty vi phạm Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) kể từ ngày ban hành năm 2018. Trước đó, cơ quan hành pháp từng phạt Amazon mức 806 triệu USD. Công ty cũng đang trong quá trình kháng cáo.
Theo Wall Street Journal , không riêng gì Facebook, nhiều công ty công nghệ có trụ sở ở Mỹ thường thực hiện quá trình chuyển dữ liệu về công ty mẹ. Đây là bước nhằm vận hành dữ liệu cung cấp dịch vụ.
Tuy nhiên, châu Âu áp dụng Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) từ 2018 để chặn hành vi điều tra thông tin người dùng. Để chuyển thông tin, Meta sử dụng cơ chế "hợp đồng tiêu chuẩn", với thỏa thuận chuyển dữ liệu xuyên Đại Tây Dương giữa Liên minh châu Âu và Mỹ.
Liên minh châu Âu hủy bỏ cơ chế trên từ năm 2020 vì lo ngại khả năng giám sát và bảo vệ dữ liệu. Song, Meta không tuân thủ, từng cảnh báo lệnh cấm khiến công ty buộc ngừng cung cấp Facebook và các ứng dụng liên quan tại châu Âu. Điều đó khiến giới công nghệ bất ngờ khi châu Âu có đến 255 triệu người dùng, chiếm khoảng 1/4 doanh thu toàn cầu của Meta.
Tiền phong