Facebook trả ngay 1 triệu cho bất kỳ ai chịu khoá tài khoản trong vòng 1 tháng: Quá dại!?
Facebook lấy tiền ở đâu ra để làm điều này? Liệu rằng công ty này có đang quá ngông cuồng?
- 06-04-2022Top 5 tỷ phú giàu nhất mảng tiền mã hóa, có 2 người từng thắng kiện Facebook 65 triệu USD và mang đi... mua Bitcoin
- 04-04-2022Facebook chơi lớn, trả ngay 1 triệu cho bất kỳ ai chịu khoá tài khoản trong vòng 1 tháng!
- 04-04-2022Chi tiết nhỏ vạch trần quan hệ 'cơm không lành, canh không ngọt' giữa Apple và Facebook
Hôm 04/04 vừa rồi, các trang mạng xã hội Facebook đã đăng tải thông tin rằng Facebook sẽ trả một khoản tiền tương đương 1 triệu đồng cho người dùng nào tạm thời khóa Facebook trong vòng 1 tháng. Theo tìm hiểu, chương trình này hiện chỉ áp dụng đối với các tài khoản ở Hàn Quốc nhưng chưa áp dụng với các khách hàng ở Việt Nam.
Một nước đi "tuy hay mà dở""Đề nghị" khóa tài khoản của Facebook.
Theo công bố bởi Facebook, chính sách này được đưa ra để hỗ trợ một nhóm chuyên gia nghiên cứu; ngoài ra thì chỉ những người nhận được lời "đề nghị" của Facebook mới nhận được tiền hỗ trợ, và thời gian chi trả sẽ vào khoảng giữa năm 2022. Ước tính sẽ có khoảng 400.000 người tham gia vào nghiên cứu này.
Ở thời điểm hiện tại, Facebook dường như mới chỉ áp dụng điều này với một số người dùng nhất định. Tuy nhiên, dù cho Facebook chưa đăng tải thông báo chính thức nào, việc truyền thông "bùng nổ" có thể dẫn tới việc nhiều người dùng hiểu nhầm rằng chỉ cần khóa tài khoản là nhận được khoản tiền từ Facebook.
Khi tìm kiếm thông tin về "Facebook trả tiền cho người dùng tạm khóa tài khoản", hàng triệu kết quả hiện lên chỉ trong vòng 0,51 giây.
Khi tìm kiếm với từ khóa "Facebook trả tiền cho người dùng tạm khóa tài khoản", có đến hơn 150 triệu kết quả hiện lên chỉ trong thời gian nửa giây.
Trên thực tế, Facebook kiếm thu nhập chính từ việc bán các mảng thông tin khách hàng cho các nhà quảng cáo. Nếu như tất cả người dùng đều đồng loạt khóa tài khoản hoạt động của họ, Facebook sẽ gần như mất hoàn toàn nguồn thu nhập do không bán được quảng cáo và ngay lập tức có thể rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
Lượng người sử dụng khổng lồ tại Hàn Quốc
Thống kê số lượng người sử dụng Facebook từ năm 2017 đến 2026 (đơn vị: triệu người). Nguồn: Statista
Theo thống kê bởi trang Statista, vào năm 2021, lượng người dùng Facebook ở Hàn Quốc đạt đến con số 21,74 triệu người. Con số này được ước tính sẽ giảm dần và chỉ còn khoảng 19,34 triệu người dùng vào năm 2026. Facebook đang thuộc top 5 những ứng dụng công nghệ được sử dụng nhiều nhất tại Hàn Quốc với khoảng hơn 50% dân số sử dụng.
Theo dữ liệu thu thập của Facebook về độ tuổi và phân bố của người dùng Facebook tại Hàn Quốc, 16,5% người dùng là nữ giới có độ tuổi từ 25 đến 34 tuổi. Nam giới cùng độ tuổi chỉ chiếm khoảng 15,3%.
Như đã nêu ở trên, với việc truyền thông đưa tin dày đặc, nếu như xảy ra tình trạng số lượng lớn người dùng Hàn Quốc đóng tài khoản của mình thì đó hẳn là một điều không vui với Facebook.
Facebook kiếm tiền từ đâu?
Ngoài tác động có thể có về số lượng người dùng, việc sụt giảm số lượng người dùng cũng tác động mạnh tới "cần câu cơm" của Facebook.
Trước đó, người dùng và giới chức sắc đều thắc mắc Facebook kiếm nguồn thu từ đâu khi họ không thu bất kỳ một đồng chi phí nào từ người sử dụng. Hồi tháng 04 năm 2018, trong phiên điều trần giữa Thượng viện Mỹ và CEO Mark Zuckerberg, Thượng nghị sĩ Orrin Hatch đã hỏi:
Mark Zuckerberg giải thích mô hình kinh doanh của Facebook. Nguồn: NBS News.
- Làm sao anh có thể duy trì mô hình hoạt động của Facebook trong khi không thu phí từ người dùng?
Zurkerberg đáp:
- Chúng tôi chỉ đơn giản là bán quảng cáo.
Với mức độ phổ biến rộng khắp thế giới, Facebook có lợi thế lớn trong việc thu thập và phân tích dữ liệu người dùng trên toàn thế giới. Họ sử dụng thuật toán từ trí tuệ nhân tạo AI để “phân tích” các thông tin người dùng như: họ thích xem thể loại phim gì, đọc báo nào, quan tâm đến vấn đề gì, có nhu cầu mua sắm gì, v.v. Qua đó, trang này sẽ cung cấp những thông tin về “phân khúc người dùng” chứ không phải thông tin cá nhân cho các doanh nghiệp, báo chí phục vụ cho các mục đích quảng cáo.
Chi phí bình quân mỗi công ty quảng cáo phải trả cho mỗi cú nhấp chuột phân chia theo các ngành như dịch vụ, công nghiệp, giáo dục, v.v. Nguồn: WordStream.
Theo số liệu năm 2020, số tiền mà mỗi nhà quảng cáo phải trả cho Facebook sẽ rơi vào khoảng 1,72 Đô la cho mỗi lượt người dùng nhấp chuột vào quảng cáo. Đối với các khối ngành thuộc lĩnh vực tài chính, con số này có thể lên đến 3,77 Đô la.
Chi phí quảng cáo chiếm khoảng 98% tổng số thu nhập của Facebook, đạt 86 tỷ Đô la năm 2020; 2% còn lại đến từ việc bán phần mềm hoặc nền tảng hoặc đóng vai trò trung gian cho các nhà phát triển.
Thu nhập và dòng tiền của Facebook theo sơ đồ năm 2020. Nguồn: SEC (EDGAR)
Phân bố các khoản thu của Facebook năm 2020. Nguồn: SEC (EDGAR).
Được biết, ngày 04 tháng 10 năm 2021, vào thời điểm 22h30 phút (theo giờ Việt Nam), một sự cố kỹ thuật của Facebook dẫn đến việc người dùng không thể truy cập vào bất kỳ phần mềm nào của Facebook trên quy mô toàn cầu.
Mặc dù sự cố chỉ kéo dài khoảng 2 tiếng đồng hồ nhưng ước tính Facebook thiệt hại khoảng 6 tỷ Đô la, cổ phiếu sụt giảm 4,9%. Trung bình mỗi phút, công ty này thiệt hại khoảng 163.565 Đô la.
Công ty đã từng làm điều này trước đây
Một số người dùng Twitter đăng tải thông tin về chính sách mới của Facebook.
Theo các trang tin quốc tế, đây không phải lần đầu tiên Facebook thực hiện chính sách này với người dùng của mình. Trước đó, vào các đợt bầu cử tổng thống Mỹ (năm 2016 và 2020), Facebook cũng thực hiện chính sách này đối với người dùng tại Mỹ. Cụ thể, người dùng sẽ nhận được một khoản tiền nếu như họ đồng ý tạm khóa tài khoản trong một khoảng thời gian ngắn cho đến ngày bầu cử tổng thống Mỹ.
Vào năm 2020, Facebook chi trả một khoản lên đến 120 Đô la cho người dùng đồng ý khóa Facebook cá nhân cho đến khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ kết thúc. Chính sách này nằm trong một phần của nghiên cứu về các tác động của mạng xã hội lên thái độ và hành vi chính trị trong cuộc bầu cử sắp tới.
Pháp luật và bạn đọc