FED tăng lãi suất có ảnh hưởng đến vốn FDI vào Việt Nam?
Theo các chuyên gia của ABCS, tác động lớn chính của việc FED tăng lãi suất chủ yếu ảnh hưởng đến dòng vốn nước ngoài. Trong ngắn hạn, với lịch sử của các đợt tăng lãi suất khác của FED, dòng vốn vào các thị trường mới nổi sẽ luôn đảo chiều và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
- 20-03-2022Bloomberg: Việt Nam có rủi ro chịu ảnh hưởng mạnh từ khủng hoảng năng lượng và 'bão' giá toàn cầu, chuyên gia đề xuất trợ cấp cho những người nghèo nhất
- 20-03-2022Sắp có tuyến cao tốc đầu tiên "khai tử" thu phí có dừng, xe không đủ điều kiện thu phí không dừng không được lưu thông qua trạm thu phí
- 20-03-2022Cuộc cách mạng tại dầu Tường An và 30 năm gìn giữ lời hứa với mẹ của 2 anh em nhà KIDO
Ngày 16/3 (rạng sáng 17/3 theo giờ Việt Nam), FED đã quyết định tăng 0,25 điểm phần trăm lãi suất cơ bản và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong một vài tháng tới để ứng phó với tình trạng lạm phát cao kỷ lục. Đây là lần đầu tiên FED nâng lãi suất cơ bản kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát hồi đầu năm 2020. Lần gần đây nhất ngân hàng trung ương Mỹ tăng lãi suất là cuối năm 2018.
Theo các chuyên gia của CTCK ACB (ACBS), nếu lạm phát không giảm vào giữa năm 2022, FED có khả năng sẽ tăng lãi suất nhiều hơn vào cuối năm 2022 cùng với việc đẩy nhanh chương trình thắt chặt định lượng của mình.
Phân tích về tác động của sự kiện này đến kinh tế Việt Nam, báo cáo mới đây của CTCK ACB (ACBS) cho biết, việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong năm 2022 sẽ không bị nhiều tác động lớn đối với việc FED tăng lãi suất.
Theo đó, các chuyên gia ước tính, lãi suất tại Việt Nam có thể sẽ tăng trong 6 tháng cuối năm 2022, tối đa 0,5%. Báo cáo phân tích, Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ xu hướng tiếp tục mở rộng nhằm hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau dịch Covid-19 nếu hội tụ 3 yếu tố.
Thứ nhất, Fed sẽ chỉ tăng lãi suất với tổng mức tăng cao nhất là 2% nhưng Fed sẽ chưa bắt đầu chương trình thắt chặt định lượng (tức là rút tiền ra khỏi hệ thống).
Hai là, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam duy trì trong mức 4%, chính sách tiền tệ của Việt Nam vẫn có xu hướng tiếp tục được mở rộng để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế.
Ba là, xuất khẩu vẫn là động lực tăng trưởng kinh tế chính của đất nước khi các hoạt động sản xuất dần phục hồi và kim ngạch xuất khẩu dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang dần phục hồi và một danh sách dài các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) đã đạt được cho đến nay như EVFTA, UKVFTA, CPTPP.
Theo các chuyên gia của ABCS, tác động lớn chính của việc FED tăng lãi suất chủ yếu ảnh hưởng đến dòng vốn nước ngoài. Trong ngắn hạn, với lịch sử của các đợt tăng lãi suất khác của FED, dòng vốn vào các thị trường mới nổi sẽ luôn đảo chiều và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
"Chúng tôi kỳ vọng dòng vốn ra khỏi thị trường Việt Nam sẽ chủ yếu đến từ thị trường tài chính. Với nền tảng kinh tế vĩ mô tốt và lạm phát được duy trì ở mức dưới 4%, Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến đầu tư của các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là trong ngành công nghiệp sản xuất", báo cáo của ACBS nhận định.
Theo đó, báo cáo đã chỉ ra 3 yếu tố củng cố cho kỳ vọng của các chuyên gia ACBS. Đầu tiên, xuất khẩu dự kiến sẽ vẫn duy trì tăng trưởng mạnh. Bên cạnh đó, nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào (ước lượng đạt 111 tỷ USD vào cuối T9/2021.
Cuối cùng, FDI giải ngân dần hồi phục và FDI đăng ký vào Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng, sau khi Việt Nam kiểm soát được sự bùng phát dịch Covid-19 trên bình diện toàn quốc và mở cửa nền kinh tế hoạt động trở lại, nhất là khu vực sản xuất công nghiệp, nhờ danh sách dài các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) mà Việt Nam đã đạt được cho tới thời điểm này.