Forbes: Việt Nam vượt Ấn Độ, Thụy Sĩ, Hà Lan... đứng thứ 8 trong số các đối tác thương mại của Mỹ
Việt Nam là quốc gia duy nhất ghi nhận mức tăng giá trị thương mại hơn 10 tỷ USD với Mỹ, tương đương 45,82%, nhanh hơn khoảng 10 lần so với mức trung bình 4,56% của Mỹ.
- 09-06-2021TP. HCM đề xuất gói hỗ trợ hơn 1.000 tỷ đồng cho người dân bị tác động bởi Covid-19
- 09-06-2021HSBC: Vì sao TTCK Bangladesh ở thời điểm hiện tại được ví như TTCK Việt Nam cách đây 5 năm?
- 09-06-2021Thị trường vận tải hàng hoá hàng không liệu sẽ 'đông đúc' sau tin ông Johnathan Hạnh Nguyễn lập IPP Air Cargo?
Forbes đưa tin, dựa trên dữ liệu được công bố từ đầu năm đến tháng 4/2021, thương mại xuất khẩu của Hoa Kỳ đang tăng 4,56% so với năm 2019 và 15,45% so với năm 2020.
Tốc độ kỷ lục này có sự góp mặt không nhỏ từ lĩnh vực nhập khẩu của Hoa Kỳ, tăng 7,03% so với năm 2019 và 17,40% so với năm 2021. Kết quả từ hoạt động xuất khẩu cũng tương đối khả quan, tăng 0,89% trong 4 tháng đầu năm 2019 và 12,50% so với năm 2020.
Tất nhiên, điều này có nghĩa là thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ cũng đang ở mức kỷ lục. Trên thực tế, mức độ thâm hụt đang đạt ngưỡng 315,22 tỷ USD, lần đầu tiên vượt mốc 300 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm.
Mexico được coi là một trong những đối tác thương mại lớn của Mỹ, với mức tỷ trọng đạt khoảng 2,98%, tiếp theo là Canada (2,61%) và Trung Quốc (13,57%). Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Hoa Kỳ trong năm 2020. Sự giao thương giữa hai nền kinh tế hàng đầu có xu hướng tăng lên vào nửa cuối của năm.
Ba quốc gia nói trên hiện chiếm 43,23% tổng kim ngạch thương mại của Hoa Kỳ. Thực tế, họ đã chiếm hơn 40% tổng thương mại của Hoa Kỳ trong ít nhất hai thập kỷ tính đến tháng 4. Năm 2020 là ngoại lệ duy nhất.
Trong năm 2020, tỷ trọng của thương mại với Trung Quốc trong tổng giá trị thương mại của Hoa Kỳ đã giảm nhanh đáng kể. Sau đó, Hoa Kỳ đóng cửa biên giới đã khiến tỷ trọng của Mexico, Canada và Hoa Kỳ này giảm xuống còn 39,8%. Trong 4 tháng đầu năm 2020, kim ngạch thương mại với Trung Quốc chỉ chiếm 11,22% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ, mức thấp nhất kể từ năm 2008 - thời điểm thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính.
Đến năm 2021, con số này đã có xu hướng tăng lên, đạt 14,01%, nhưng vẫn thấp hơn so với các giai đoạn tương đương trong giai đoạn từ 2015 đến 2018.
Thương mại của Hoa Kỳ đạt tổng cộng 1,41 nghìn tỷ USD tính đến đến tháng 4/2021, với giá trị xuất khẩu đạt 547,55 tỷ USD, chiếm 39% trên tổng số và nhập khẩu đạt mức 862,78 tỷ USD. So với cùng kỳ 4 tháng năm 2019, mức thu từ thương mại của Hoa Kỳ đã lập kỷ lục 61,53 tỷ USD. Trong tổng số đó, thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc chiếm 23,6 tỷ USD, tương đương 38,35%.
Đáng chú ý, Việt Nam là quốc gia duy nhất ghi nhận mức tăng giá trị thương mại hơn 10 tỷ USD với Mỹ, tương đương 45,82%, nhanh hơn khoảng 10 lần so với mức trung bình 4,56% của Mỹ. Hiện nay, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ, Thụy Sĩ, Ireland, Hà Lan... để đứng thứ 8 trong danh sách các đối tác thương mại của Hoa Kỳ, tăng 5 bậc so với năm 2020.
Trong 4 tháng đầu năm 2019, thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ có chênh lệch rất lớn với quốc gia khác - bao gồm Việt Nam và các đối tác thương mại đang phát triển nhanh khác của Hoa Kỳ như Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Mexico và Canada. Xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc tăng 12,93 tỷ USD, tương đương 38,41%, trong khi đó, nhập khẩu tăng 10,67%, tương đương 7,61%.
Nhìn chung, phần lớn mức tăng nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ năm 2019 là 56,68 tỷ USD đến từ Trung Quốc. Khi nhìn nhận trong phạm vi hẹp hơn, nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc tăng 10,67 tỷ USD trong khi từ Việt Nam tăng 10,53 tỷ USD. Nếu quy ra phần trăm, Trung Quốc đạt mức tăng 7,61% trong khi đó, tỉ lệ này ở Việt Nam tăng lên 51,01%.