Gần 20 năm 'ôm đất' siêu dự án nhà ở sinh thái Đồng Mai thành nơi chăn bò, trạm bê tông 'lậu'
Được giao hàng trăm ha đất để thực hiện Dự án Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai (quận Hà Đông, Hà Nội), nhưng sau gần 20 năm dự án vẫn “trên giấy”, là khu đất trống bỏ hoang cho cỏ mọc. Thậm chí, trên khu đất dự án tồn tại cả trạm trộn bê tông “khủng”, hoạt động rầm rộ nhiều năm qua gây bức xúc cho người dân.
28-06-2023
27-06-2023
25-06-2023
do Công ty CP đầu tư phát triển Phong Phú (Công ty Phong Phú) là nhà đầu tư, vốn được quy hoạch chức năng là cụm công nghiệp. Quỹ đất để quy hoạch dự án là 225 ha đất được thu hồi tại các xã Đồng Mai, Yên Nghĩa, Phú Lãm, Hà Đông bởi quyết định thu hồi của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) vào tháng 6/2007, nhằm mục tiêu đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng và quản lý hạ tầng kỹ thuật sau đầu tư Cụm Công nghiệp Đồng Mai.
Tuy nhiên, sau khi sáp nhập tỉnh Hà Tây, TP Hà Nội có chủ trương di dời các khu công nghiệp ra khỏi khu vực phát triển đô thị. Nhận thấy dự án Cụm công nghiệp Đồng Mai không còn phù hợp về chủ trương quy hoạch, Công ty Phong Phú đã đề nghị điều chỉnh quy hoạch Cụm Công nghiệp Đồng Mai và điều chỉnh chức năng từ Cụm Công nghiệp thành khu đô thị Đồng Mai.
Tháng 11/2009, UBND TP Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, lập điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực Đồng Mai tỷ lệ 1/2000. 4 năm sau, tháng 8/2013, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực Đồng Mai tỷ lệ 1/2000. Quyết định này được xem là cơ sở để Công ty Phong Phú thực hiện các bước thủ tục chuyển đổi sang xây dựng đô thị sau này.
Đến năm 2015, UBND TP Hà Nội chính thức phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai, tỷ lệ 1/500. Và đến năm 2019, UBND TP Hà Nội một lần nữa ban hành Quyết định phê duyệt Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/2000 trước đó.
Khu vực lập quy hoạch phân khu Khu vực Đồng Mai bao gồm: Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai và Khu Nhà ở xã hội cho cán bộ, sĩ quan quân đội khó khăn về nhà ở tại phường Đồng Mai. Tổng diện tích lập quy hoạch khoảng 226ha; dân số: 19.500 người; Mật độ xây dựng toàn khu < 30%; Tầng cao công trình dưới 08 tầng. Đến ngày 05/8/2020, UBND TP Hà Nội tiếp tục phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/500…
Thế nhưng, theo ghi nhận của PV Tiền Phong, Dự án Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai sau gần 20 năm vẫn “trên giấy”, là khu đất bỏ hoang gây bức xúc cho người dân.
Để tránh lãng phí, người dân vẫn tận dụng trồng rau, trồng sen, nuôi cá…
Thậm chí, trên khu vực đất của dự án, nhiều năm qua tồn tại trạm bê tông “khủng” của Công ty Cổ phần bê tông xây dựng và thương mại Phúc Thành (Cty Phúc Thành) hoạt động ngày đêm, gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Mương nước cạnh trạm bê tông chuyển màu đỏ ngòm.
Theo nguồn tin, mới đây Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Công an TP Hà Nội có văn bản đề nghị UBND quận Hà Đông phối hợp cung cấp tài liệu, hồ sơ pháp lý Dự án Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai và kiểm tra quá trình hoạt động của trạm bê tông Phúc Thành nằm trong khuôn viên Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai để phục vụ công tác xác minh vụ việc liên quan đến dự án.
Xác nhận với PV Tiền Phong, ông Lê Quang Thoan - Chủ tịch UBND phường Đồng Mai cho biết: UBND phường, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Công an TP Hà Nội cùng Đội quản lý trật tự xây dựng quận, Cty Phúc Thành đã làm việc để cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan cũng như quá trình hoạt động của trạm bê tông, đồng thời lập biên bản làm việc. Trong đó, yêu cầu Cty Phúc Thành tự tháo dỡ các công trình vi phạm, trả lại tình trạng ban đầu của đất.
Cũng theo lãnh đạo phường Đồng Mai, trạm trộn bê tông để phục vụ cho việc xây dựng dự án, tuy nhiên dự án chậm triển khai nên yêu cầu dừng hoạt động. Thế nhưng, người dân khu vực cho biết trạm bê tông này hoạt động suốt nhiều năm qua gây ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân. Theo ghi nhận của PV ngày 26/6, trạm bê tông Phúc Thành vẫn hoạt động rầm rộ, nhiều xe bồn của Cty Phúc Thành vẫn nối đuôi nhau ra vào tấp nập...
Liên quan đến Dự án Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai, UBND TP Hà Nội cho biết, tại cuộc họp ngày 14/02/2022, Thường trực Thành uỷ đã nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo về chủ trương dự án đầu tư, đồ án Quy hoạch chi tiết Khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/500. UBND TP đã giao sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các sở, ngành TP thực hiện; Sở Kế hoạch và đầu tư đã có các công văn báo cáo UBND TP.
Cùng với đó, thực hiện chỉ đạo của UBND TP, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã có các công văn (gần nhất là công văn số 641 ngày 16/02/2023) tổng hợp ý kiến Tổ Công tác TP, báo cáo UBND TP về kết quả rà soát dự án tại khu vực Đồng Mai…
Đại diện chủ đầu tư cho biết, dự án chậm triển khai hơn chục năm qua do gặp nhiều vướng mắc cả chủ quan và khách quan dẫn tới hiện nay vẫn trong hiện trạng tiếp tục điều chỉnh quy hoạch. Hiện ngoài việc nằm chờ điều chỉnh quy hoạch 1/500, dự án còn gặp vướng mắc đối với diện tích hơn 2,8 ha chưa được GPMB. Đáng nói, diện tích chưa GPMB chính là lối vào của dự án do đó hiện dự án không có đường vào để thi công.
"Chúng tôi mong muốn dự án sớm được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch để nhà đầu tư có cơ sở triển khai các bước tiếp theo để triển khai dự án đưa vào sử dụng. Đồng thời, sớm được tháo gỡ vướng mắc trong công tác GPMB" đại diện chủ đầu tư nói.
Về hoạt động của trạm bê tông Phúc Thành, đại diện chủ đầu tư cho biết khoảng năm 2016, có cho Cty Phúc Thành mượn đất trong dự án để làm trạm trộn bê tông phục vụ cho việc xây dựng dự án. Tuy nhiên, do vướng mắc dự án chưa thể triển khai nên phía công ty đã nhiều lần có văn bản yêu cầu Cty Phúc Thành di dời trạm trộn bê tông ra khỏi dự án nhưng đến nay phía Cty Phúc Thành vẫn chưa chịu di dời để trả lại mặt bằng dự án.
Theo Ninh Phan
Tiền phong
Theo Tiền phong
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!
https://tienphong.vn/gan-20-nam-om-dat-sieu-du-an-nha-o-sinh-thai-dong-mai-thanh-noi-chan-bo-tram-be-tong-lau-post1547416.tpo
CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Ngày
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
Tháng
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Năm
2024
2023
2022
2021
2020
2019
XEM