"Ghét cay ghét đắng" thiền định nhưng nhiều người vẫn đều đặn tập mỗi ngày: Lý do và bí quyết giúp họ không từ bỏ sẽ khiến bạn nghĩ lại!
Nếu vượt qua được cảm giác khó chịu, bực bội khi mới tập thiền, bạn sẽ dễ dàng nhìn ra lợi ích của thiền định đối với sức khỏe tinh thần và thể chất trong tương lai.
- 01-06-2019Đi tập thiền cùng bạn cho vui, tôi không ngờ đó là quyết định thông minh nhất đời mình suốt 14 năm sau đó: Không vướng bận, chẳng sầu lo, bình yên là đích đến cuối cùng!
- 24-05-2019Nếu còn mơ hồ về thiền, đây là 10 trạng thái mà ai tập cũng đều trải qua: Vượt qua bối rối ban đầu sẽ thấy an yên cho tâm hồn
- 16-05-2019Được các thiền sư Nhật Bản giác ngộ, tôi quyết định tập thiền Zen và bất ngờ trước sự thay đổi kỳ diệu về sức khỏe chỉ sau 1 tháng: Ngủ ngon hơn, tâm thêm tịnh!
Ai cũng biết thiền rất tốt cho sức khỏe, từ xoa dịu các cơn đau triền miên cho tới giảm nhẹ các triệu chứng của rối loạn lo âu. Không chỉ giúp chúng ta đối phó với stress, các nghiên cứu còn cho thấy thiền định làm tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, gia tăng tuổi thọ và làm giảm huyết áp.
Tuy nhiên, một số người lại cực kỳ ghét thiền định. Bất cứ khi nào họ ngồi xuống thảm tập, họ sẽ đổ mồ hôi và ngọ nguậy ngay lập tức. Sự thật là: "Thiền định không hề dễ dàng một chút nào. Theo bác sĩ Subhadra Evans - giảng viên tại ĐH Deakin ở Australia: "Tâm trí con người không bao giờ nghỉ ngơi. Bằng cách ngồi xuống và tập trung vào việc thở, bạn sẽ cảm nhận được những dòng suy nghĩ và để chúng trôi qua. Từ đó, bạn sẽ tìm thấy bình an trong tâm hồn".
Giống như mọi kỹ năng mới, thiền định đòi hỏi rèn luyện và thời gian. Bạn sẽ gặp phải một số vấn đề khó chịu khi tập thiền. Bác sĩ Meghan Jones Bell - Trưởng nhóm nghiên cứu khoa học tại Headspace cho biết: "Thiền cũng giống như nâng tạ. Bạn sẽ bị nhức mỏi cơ bắp và phải dùng con lăn bằng foam để làm dịu đi cơn đau. Dù khó chịu nhưng điều này sẽ giúp các cơ bắp lành lại và trở nên cứng rắn hơn."
Nếu bạn ghét tập thiền, bạn lại càng cần thực hành nhiều hơn. Trên thực tế, những người ghét thiền còn được hưởng lợi nhiều hơn từ việc tập luyện. Bác sĩ tâm lý học Kristina Hallett cho biết: "Khi ai đó bị stress nặng nề, hệ thần kinh của họ luôn trong trạng thái cảnh giác cao độ. Điều này càng làm tăng cảm giác mỏi mệt và lo lắng. Thiền định giống như việc uống nước vào giữa trưa hè nắng nóng. Nó "làm nguội" não bộ, giúp não trở lại bình thường."
Nếu bạn thuộc kiểu người ghét tập thiền nhưng vẫn muốn hưởng lợi từ nó, hãy tham khảo một số lời khuyên dưới đây để dẹp tan cảm giác khó chịu, bức bối mỗi khi bắt tay vào tập thiền.
Đảm bảo bạn có đầy đủ "đồ nghề"
"Nói thẳng là, tôi không phải là người thích tập thiền! Tôi không mong chờ gì nó. Tôi còn chẳng thích dành thời gian để tập thiền. Tuy nhiên, tôi nhận ra là việc tập thiền đều đặn biến tôi trở thành một con người khác: bình tĩnh hơn, đối phó với stress dễ dàng hơn, tốt bụng hơn và quan tâm đến mọi người nhiều hơn. Tôi tập thiền siêu việt 2 lần/ngày trong khoảng 20 phút, vào sáng và chiều. Để bình tĩnh nhanh hơn, tôi vận dụng các bài tập thở và còn dùng cả dầu thơm hoa oải hương - mùi tôi ưa thích nhất - để giúp mình đỡ khó chịu." (Monk, 29 tuổi)
Tìm ra phương pháp thiền phù hợp với tâm trạng
"Tôi đã mất rất nhiều thời gian mới tìm được một phương pháp thiền phù hợp với bản thân và chứng bệnh trầm cảm của mình. Tôi nhận ra là sức khỏe của mình được cải thiện tốt hơn với thiền chuyển động, nhưng yoga vẫn là phương pháp hữu hiệu nhất. Đi bộ cũng giúp tôi thoải mái, nhưng không tốt bằng yoga. Tôi có sử dụng các ứng dụng dạy thiền, nhưng nó chỉ giúp tôi ngủ ngon hơn khi đi du lịch. Tôi cũng phát hiện ra là mình không thể ‘thư giãn’ được khi tham gia học thiền tập thể hay khi được được hướng dẫn bằng giọng nói đàn ông." (Ali, 37 tuổi)
Hãy nhớ rằng mọi thứ bắt đầu từ việc thở
"Hãy thở 4 nhịp vào sáng sớm khi mới ngủ dậy và vào tối muộn trước khi đi ngủ. Khi tập, bạn hãy hít vào chậm chậm trong 4 nhịp, rồi giữ hơi trong 4 nhịp, sau đó thở ra trong 4 nhịp và tiếp tục giữ hơi trong 4 nhịp nữa. Bài tập thở này đã giúp tâm trí tôi thông suốt chỉ trong vài giây ngắn ngủi. Nếu bạn thích bài tập này, hãy thực hành vài phút trong ngày. Cứ khi nào bạn vô thức với tay lấy điện thoại, hãy nhắm mắt vào, cảm nhận mọi thứ xung quanh qua thính giác, khứu giác và cảm giác ánh sáng chạm vào mi mắt bạn." (Zoe, 28 tuổi)
Thiền định ở mọi lúc mọi nơi
"Dù chỉ tập vài phút mỗi ngày, nhưng thiền giúp tôi kiểm soát lo âu và căng thẳng tốt hơn. Hãy bắt đầu tập thiền 1-2 phút mỗi ngày trong vòng 2 tuần để biến nó trở thành thói quen. Bạn có thể đặt đồng hồ báo thức và hành thiền vào cùng một khung giờ mỗi ngày. Hãy dành 5 phút để tập thiền - dù bạn đang trong phòng họp, phòng tắm hay ở ngoài đường. Nó sẽ giúp bạn thoải mái và minh mẫn hơn." (Sarah, 22 tuổi)
Dần dần biến thiền định thành thói quen
"Đối với tôi, thiền định giống như tập thể dục. Bạn phải thực hành thường xuyên, kể cả vào những ngày tâm trọng không tốt, nếu bạn muốn nhận được kết quả lâu dài. Tôi bắt đầu tham gia lớp thiền Vedic sau khi cảm thấy học qua ứng dụng trên điện thoại là không đủ. Ứng dụng đó không phù hợp với tôi. Tôi thà đi chân đất chứ không muốn đứng trên đôi giày cao gót, và thiền định chính là đôi giày thể thao khiến tôi thoải mái hơn." (Chloe, 28 tuổi)
She Knows