Giá các mặt hàng năng lượng tăng kỷ lục từ đầu năm đến nay
Sau chuỗi 3 tháng giảm giá liên tiếp của quý 4 năm 2018 từ 70,8 USD/thùng xuống còn 49 USD/thùng vào tháng 12 thì trong quý 1/2019 giá dầu thô WTI đã tăng trở lại lên tới 55 USD/thùng vào tháng Hai và tăng lên 60 USD/thùng vào cuối tháng Ba.
Theo báo cáo Kinh tế quý 1 năm 2019 của Viện nghiên cứu kinh và chính sách, thị trường hàng hóa quý 1 chứng kiến sự biến động của giá các mặt hàng năng lượng.
Cụ thể, sau chuỗi 3 tháng giảm giá liên tiếp của quý 4 năm 2018 từ 70,8 USD/thùng xuống còn 49 USD/thùng vào tháng 12 thì trong quý 1/2019 giá dầu thô WTI đã tăng trở lại lên tới 55 USD/thùng vào tháng Hai và tăng lên 60 USD/thùng vào cuối tháng Ba.
Giá dầu phục hồi lại và mức tăng giá đạt kỷ lục từ tháng 1 cho tới nay nhờ nỗ lực cắt giảm sản lượng của OPEC và niềm tin vào khả năng Mỹ - Trung đạt được thỏa thuận thương mại.
Giá dầu phục hồi lại và mức tăng giá đạt kỷ lục từ tháng 1 cho tới nay
PGS.TS Phạm Thế Anh từ Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng: "Dự báo giá dầu sẽ còn tiếp tục tăng trong các tháng tiếp theo. Nhưng đồng thời chính nỗ lực của OPEC khiến nguồn cung dầu trên thị trường bị hạn chế.
Theo thỏa thuận mới nhất, OPEC sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng cho tới tháng Sáu năm nay. Tuy nhiên nguồn cung dầu sẽ vẫn ổn định do sản lượng khai tác dầu của Mỹ và lượng dầu tồn kho vẫn tiếp tục gia tăng".
Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng dầu của Mỹ đang ở mức kỷ lục 12,2 triệu thùng/ngày, tăng hơn 2 triệu thùng/ngày so với thời điểm đầu năm 2018 và lượng dầu tồn kho của nước này đang ở mức 449,5 triệu thùng. Những điều này có thể giúp Mỹ soán ngôi Saudi Arabia trở thành quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới trong năm nay.
Trong các mặt hàng năng lượng khác, giá than đá Úc đầu Quý 1 tiếp tục suy giảm từ 98,6 USD/tấn xuống còn 93,1 USD/tấn vào tháng Ba.
Ngoài ra, trên thị trường tài sản, giá trị đồng USD do chịu tác động từ nhiều yếu tố, đã biến động liên tục trong quý 1 nhưng đang có xu hướng hạ nhiệt dần so với quý 4 năm ngoái và ổn định hơn.
Đồng USD biến động liên tục trong quý 1 nhưng đang có xu hướng hạ nhiệt dần so với quý 4 năm ngoái và ổn định hơn.
Trong bối cảnh hiện tại, đồng USD có nhiều thời điểm suy giảm giá trị khá mạnh trong tháng Một. Chỉ số USD danh nghĩa trong Quý chạm đáy 125,87 vào ngày 31.01.2019 và nhanh chóng tăng trở lại đạt mức cao nhất 127,93 vào ngày 7.3.
Trong cuộc họp ngày 20.3, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự định không nâng lãi suất trong năm 2019, giữ ở mức 2,5% sau 4 lần nâng lãi suất trong năm 2018 và dừng chương trình thắt chặt định lượng vào tháng Chín - chương trình có tác động khiến đồng USD mạnh lên.
Fed cũng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2019 chỉ ở mức 2,1% và năm 2020 sẽ là 1,9%. Những lo ngại về nền kinh tế sẽ suy giảm khiến các nhà đầu tư thận trọng hơn trong việc đầu tư vào tài sản này.
Lao động