MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giá đường thế giới lên cao nhất 4 năm do đứt gãy nguồn cung

06-02-2021 - 10:14 AM | Thị trường

Giá đường thế giới lên cao nhất 4 năm do đứt gãy nguồn cung

Covid-19 tiếp tục tác động tới thị trường đường khi làm đứt gãy chuỗi cung ứng mặt hàng này. Trong thời gian tới, dự báo giá đường thế giới tăng hơn nữa do xuất khẩu từ Ấn Độ giảm sút.

Thị trường đường thế giới dự báo sẽ dư thừa nguồn cung kể từ năm 2020. Mặc dù vậy, giá đường đã liên tiếp tăng kể từ cuối năm 2020 và chưa có dấu hiệu kết thúc.

Ngày 5/2/2021, giá đường trắng kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn London lúc kết thúc phiên giao dịch đã tăng 9,4 USD (2%) so với lúc đóng cửa phiên trước, lên 474,8 USD/tấn. Trong phiên này, có thời điểm giá vọt lên 477,7 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 4/2017. So với đầu năm 2021, giá đường trắng hiện đã tăng 13%.

Ngày 5/2/2020, giá đường trắng kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn London lúc kết thúc phiên giao dịch đã tăng 9,4 USD (2%) so với lúc đóng cửa phiên trước, lên 474,8 USD/tấn. Trong phiên này, có thời điểm giá vọt lên 477,7 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 4/2017. So với đầu năm 2021, giá đường trắng hiện đã tăng 13%.

Tương tự, giá đường thô phiên này cũng tăng 2,5% lên 16,42%, so với phiên giao dịch cuối cùng của năm 2020 thì giá đường thô hiện cao hơn khoảng 6%.

Diễn biến gía đường thế giới

Giá đường thế giới lên cao nhất 4 năm do đứt gãy nguồn cung - Ảnh 1.

Nguồn: Reuters

Hợp đồng kỳ hạn tháng 3 – đáo hạn vào ngày 5/2 – đã nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư trong phiên giao dịch cuối cùng này do lo ngại tình trạng thiếu container ở các nước cung cấp chủ chốt, như Ấn Độ, có thể khiến thị trường sắp tới sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào những nguồn cung khác, giữa bối cảnh thương mại đường từ Brazil cũng bắt đầu bị tắc nghẽn, khiến cho tàu xuất khẩu các nông sản, nhất là đậu tương, bị kẹt ở cảng biển.

Việc thiếu container ở Ấn Độ - nước sản xuất đường lớn thứ 2 thế giới – đang ảnh hưởng tới việc xuất khẩu đường của nước này, trong bối cảnh nhu cầu trên thế giới đang cao.

Trong tháng 2/2021, xuất khẩu đường trắng của Ấn Độ ước tính chỉ khoảng 70.000 tấn. so với khoảng 370.000 tấn của tháng 1/2021, Chủ tịch Công ty Shree Renuka Sugar Ltd – nhà xuất khẩu đường lớn nhất của Ấn Độ - cho biết.

Nhu cầu hàng hóa trên toàn cầu 6 tháng cuối năm 2020 đã tăng mạnh hơn dự kiến, gây ra tình trạng thiếu container nghiêm trọng. Những căng thẳng liên quan đến địa chính trị giữa Ấn Độ và Trung Quốc cũng góp phần làm hạn chế nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc vào Ấn Độ, khiến cho lượng container đến Ấn Độ càng ít đi.

"Tình trạng thiếu container đang ảnh hưởng rất nhiều đến xuất khẩu đường trắng chất lượng thấp", ông Gupta cho biết. Đây là loại đường mà các thị trường Afganistan, Sri Lanka và Đông Phi có nhu cầu rất cao.

Rahil Shaikh, giám đốc điều hành Cong ty MEIR Commodities India, cho biết: "Sri Lanka hiện đang tiêu thụ khoảng 60.000 tấn đường từ Ấn Độ mỗi tháng, nhưng chi phí vận chuyển hàng hóa từ Ấn Độ đã tăng từ 250 USD/container hồi tháng 1/2020 lên 1.000 USD/container vào tháng 1/2021. Afghanistan cũng tiêu thụ khoảng 60.000 tấn đường từ Ấn Độ mỗi tháng và chi phí vận chuyển hàng hóa từ Ấn Độ tới Afghanistan đã tăng từ 125 USD/container lên 550 USD/container."

Các nhà máy đường Ấn Độ trước đây dự tính xuất khẩu khoảng 200.000 tấn đường trong tháng 2, nhưng trên thực tế chỉ bằng 1/3 con số đó. Với tình trạng này, mục tiêu xuất khẩu 6 triệu tấn đường sẽ khó có thể đạt được. Dự báo giá đường thế giới có thể tăng hơn nữa trong thời gian tới tăng hơn nữa do xuất khẩu từ Ấn Độ giảm sút.

Theo Hiệp hội Mía đường Ấn Độ, sản lượng đường của nước này năm 2020/21 dự kiến tăng 10% lên 30,2 triệu tấn, nhờ mùa mưa thuận lợi. Bước vào niên vụ này (ngày 1/10/2020), Ấn Độ đã có 10,7 triệu tấn đường trong kho dự trữ. Với chính sách trợ cấp của Chính phủ, nước này dự kiến sẽ xuất khẩu 6 triệu tấn đường trong năm nay để giảm bớt lượng dự trữ đó. Tuy nhiên, với tình trạng hiện nay, mục tiêu xuất khẩu 6 triệu tấn đường sẽ khó có thể đạt được.

Cước phí vận chuyển container từ Ấn Độ đã tăng mạnh trong thời gian qua và việc vận chuyển rất khó khăn. Theo quy định ở cảng biển hiện tại, các tàu chở hàng rời như thép, gỗ tròn… được ưu tiên, trong khi đường là hàng đóng bao nên không được ưu tiên.

Chính sách hỗ trợ xuất khẩu đường của Ấn Độ trong niên vụ này đã bị trì hoãn 3 tháng, do đó ngành đường chỉ có thể tận dụng 9 tháng còn lại để hưởng chính sách này, tức là rất cần thiết phải tăng tốc xuất khẩu từ lúc này trở đi, trong bối cảnh sản lượng trong nước tăng cao.

Các nhà máy đường Ấn Độ đã sản xuất 17,7 triệu tấn đường trong 4 tháng đầu năm 2020/21, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, do sản lượng ở bang Maharashtra tăng vọt. Là nước sản xuất đường lớn thứ 2 thế giới nên sản lượng đường của Ấn Độ tăng có thể gây áp lực lên giá đường toàn cầu.

Để giảm bớt lượng đường dự trữ, trong ngân sách năm công bố ngày 1/2, Chính phủ Ấn Độ đã tăng gấp đôi thuế nhập khẩu đối rượu etylic biến tính lên 5%, với mục tiêu làm cho rượu etylic nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn, nhằm thúc đẩy nhu cầu đối với rượu sản xuất trong nước (các nhà máy đường Ấn Độ sản xuất rượu twf nước mía và mật mía – sản phẩm phụ của quá trình sản xuất đường).

Tham khảo: Economictimes, Financialexpress, Businesstoday

Thu Ngân

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên