Giá gạo quay đầu tăng
Ngày 22-8, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) thông tin giá gạo xuất khẩu loại 5% tấm ở mức 638 USD/tấn, loại 25% tấm 623 USD/tấn - tăng lần lượt 10 USD/tấn và 5 USD/tấn so với chốt phiên cuối tuần trước. Trong khi đó, giá gạo Thái Lan loại 5% tấm ở mức 628 USD/tấn, thấp hơn 10 USD/tấn so với gạo Việt Nam.
- 23-08-2023Giá gạo tăng kỷ lục, châu Á đứng trước nguy cơ gặp "cơn bão hoàn hảo"
- 22-08-2023Nguyên nhân chính "ẩn" trong giá gạo tăng
- 21-08-2023Giá gạo Việt Nam cao nhất thế giới, cả nước còn bao nhiêu gạo để xuất khẩu?
Tính từ khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo (20-7), giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã tăng liên tục từ 533 USD/tấn lên 638 USD/tấn vào ngày 10-8, sau đó quay đầu giảm về mức 628 USD/tấn ngày 18-8.
Động thái này diễn ra sau thông tin Ấn Độ đang xem xét việc hạn chế thêm các hoạt động xuất khẩu gạo bằng việc áp thuế. Nếu quy định này được áp dụng, nguồn cung gạo thế giới càng thêm thắt chặt.
Do Việt Nam đang ở cuối vụ thu hoạch lúa hè thu nên sản lượng gạo không nhiều
Tại thị trường trong nước, do đang ở cuối vụ thu hoạch lúa hè thu nên sản lượng gạo không nhiều. Trước lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ, Việt Nam bị ảnh hưởng do nhập khẩu từ nước này khá nhiều để phục vụ phân khúc chế biến (bún, bánh, phở, nui...). Khi nguồn cung này bị đứt, các cơ sở chế biến phải tìm nguồn cung nội địa thay thế, đẩy giá tăng cao.
Mới đây, Tổng cục Dự trữ nhà nước - Bộ Tài chính đã có văn bản yêu cầu các cục dự trữ nhà nước khu vực và các đơn vị liên quan chủ động thực hiện những giải pháp, khẩn trương hoàn thành việc nhập gạo theo hợp đồng đã ký, bảo đảm kế hoạch được giao năm 2023. Việc đẩy mạnh thu mua gạo dự trữ của Việt Nam cũng khiến nhu cầu gạo với dòng thông dụng gia tăng.
Người lao động