Giá gạo tăng mạnh trên toàn thế giới
Giá gạo thế giới tiếp tục tăng mạnh trong tuần này, gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất gần 10 năm, gạo Ấn Độ cao nhất 3 năm, trong khi gạo Thái Lan cao nhất 10 tháng.
- 02-02-2021Giá gạo Việt Nam cao nhất trong một thập kỷ
- 02-02-2021Cầu cao, nguồn cung hạn chế đẩy giá gạo Đông Xuân tăng mạnh
- 01-02-2021Xuất khẩu gạo của Campuchia giảm hơn 32% trong tháng 1/2021
Nhu cầu mạnh từ khắp Châu Á và Châu Phi đẩy giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới - tiếp tục tăng mạnh. Theo đó, loại đồ 5% tấm được báo ở 402 – 409 USD/tấn, mức chưa từng thấy kể từ tháng 5/2018.
Các thương nhân Ấn Độ cho biết, nhu cầu gạo của họ hiện rất lớn vì ngoài những khách hàng truyền thống, gạo Ấn Độ đang có những khách hàng mới như Trung Quốc và Việt Nam.
Quốc gia Nam Á này có lượng gạo dư thừa rất lớn và giá rẻ, có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, năng lực cảng biển hạn hẹp gây chậm trễ trong việc vận chuyển, khiến một số khách hàng buộc phải chuyển sang mua gạo Thái Lan và Việt Nam dù giá cao hơn.
Theo chỉ đạo của Chính phủ Ấn Độ, Bang Andhra Pradesh lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ quyết định tái sử dụng một cảng nước sâu để xuất khẩu gạo trong bối cảnh thị trường toàn cầu khan hiếm ngũ mặt hàng này. Việc vận chuyển gạo từ cảng nước sâu này sẽ được bắt đầu sau vài ngày tới. Ấn Độ cũng đang đầu tư để mở rông công suất cảng Anchorage (cảng cũ).
Theo tính toán của Ấn Độ, giải pháp khai thác cảng nước sâu để xuất khẩu gạo có thể đẩy xuất khẩu gạo của riêng bang Andhra Pradesh sẽ tăng gấp đôi trong năm nay, lên 650.000 tấn, nâng xuất khẩu gạo phi basmati của nước này năm nay thêm 2-3 triệu tấn, đưa tổng xuất khẩu gạo Ấn Độ năm 2020 lên kỷ lục lịch sử - 16 đến 17 triệu tấn, tăng khoảng 1/5 so với 14,2 triệu tấn của năm ngoái. Ấn Độ xuất khẩu gạo non-basmati chủ yếu sang Bangladesh, Nepal, Benin và Senegal; còn gạo basmati sang Iran, Saudi Arabia và Iraq.
Trong khi đó, tại Việt Nam, gạo 5% tấm xuất khẩu giá cũng tăng lên 510- $ 515/tấn trong tuần này, từ mức 505-510 của tuần trước, do nguồn cung hạn hẹp và cước phí việc vận chuyển cao do thiếu container.
Reuters dẫn lời một thương lái ở tỉnh An Giang cho biết: "Việc mua bán (gạo) diễn ra rất chậm vì hầu hết các thương lái đã nghỉ Tết Nguyên đán, và người mua đã tạm dừng ký hợp đồng để chờ vụ thu hoạch mới".
Vụ thu hoạch vụ đông xuân - lớn nhất trong năm – dự kiến sẽ thu hoạch rộ vào cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3.
Tình trạng thiếu container khiến cho "các chuyến hàng đến và đi bằng đường biển bị chậm trễ, thậm chí chúng tôi không thể đặt tàu tới các cảng Châu Âu và Châu Phi", Reuters dẫn lời một thương nhân cho biết.
Tại Thái Lan, giá gạo cũng có xu hướng tăng tương tự. Theo đó, gạo 5% tuần này có giá tăng lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 4/2020, là 535 - 564 USD/tấn, trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung thấp. Thông tin Iraq chào mua gạo thu hút sự quan tâm của các nhà xuất khẩu Thái Lan nên cũng góp phần đẩy giá tăng lên.
Bangladesh đang nổi lên là nhà nhập khẩu gạo lớn do năm 2020 bị thiên tai liên tiếp và Covid-19 gây thiếu cung gạo trầm trọng. Cho đến gần đây, quốc gia láng giềng của Ấn Độ này vẫn phải chật vật xoay xở với tình trạng nguồn cung hạn chế.
Bangladesh đã mua không dưới 110.000 tấn gạo Ấn Độ, và số gạo đó đang trên đường chuyển tới thị trường này. Ngoài Ấn Độ, Bangladesh cũng tìm mua gạo của một số nước khác, trong đó có Myanmar, bất chấp việc giữa 2 nước có bất đồng về vấn đề người tị nạn Rohingya.
Theo thông tin mới đây nhất, Bangladesh đã hủy kế hoạch nhập khẩu 100.000 tấn gạo của Myanmar sau khi có sự thay đổi về chính trị ở Myanmar. Như vậy, rất có khả năng Bangladesh sẽ tìm đến những nhà cung cấp gạo khác để mua thay thế đơn hàng này.
Tham khảo: Reuters, Theindependentbd