Giá khí đốt tăng hơn 10% sau khi Mỹ - EU áp trừng phạt Nga
Giá khí đốt tại Anh là 190,9 xu Anh/therm, tăng 10,06% so với ngày 21/2.
- 11-02-2022Sau dầu mỏ, khí đốt và than đá, khủng hoảng nguồn cung lan sang thị trường diesel toàn cầu
- 20-01-2022Trong khi cả thế giới đang lao đao vì thiếu khí đốt, Trung Quốc lại bất ngờ bán ra
- 08-01-2022Giá than tiếp đà tăng, giá khí đốt lao dốc
Một nhà máy nhiệt điện của tập đoàn khí đốt Gazprom ở Sochi, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Giá khí đốt tại Anh là 190,9 xu Anh/therm, tăng 10,06% so với ngày trước đó.Giá khí đốt trên sàn TTF của Hà Lan ngày 22/2 ở mức 79,79 euro/mwh, tăng 10% so với ngày 21/2.
Diễn biến giá khí đốt tại Anh. Nguồn: Trading Economics |
Sau động thái trên của Nga, đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell ngày 22/2 thông báo 27 quốc gia thành viên EU đã nhất trí thông qua gói biện pháp trừng phạt mới đối với Nga.
Theo ông Borrell, toàn bộ 27 quốc gia thành viên EU đã nhất trí với các biện pháp trên tại một cuộc họp không chính thức ở Paris (Pháp) bên lề của một diễn đàn quốc tế. Nội dung trừng phạt bao gồm lệnh phong tỏa tài sản và cấm thị thực.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tối 22/2 cũng công bố các lệnh trừng phạt mới lên Nga, nhìn nhận rằng hành động của Tổng thống Vladimir Putin ở Ukraine là "sự khởi đầu" của một cuộc xâm lấn.
Nga là một trong những quốc gia xuất khẩu khí đốt hàng đầu thế giới. Khí đốt từ Nga là nguồn sưởi ấm và năng lượng công nghiệp cho phần lớn châu Âu. Nước này cung cấp khoảng 1/3 tổng lượng khí đốt của châu Âu.
Vai trò của Nga càng lớn khi sản lượng khí đốt của các nước trong châu lục ngày một giảm thời gian qua. Cụ thể, Hà Lan từng là nhà sản xuất khí đốt trọng yếu của Liên minh châu Âu (EU) nhưng sản lượng của quốc gia này đã giảm đáng kể sau khi chính phủ quyết định từng bước đóng cửa mỏ khí đốt Groningen. Hoạt động khai thác khí đốt được cho là nguyên nhân dẫn đến nhiều trận động đất nguy hiểm ở vùng này.
Bên cạnh đó, khí đốt còn đóng vai trò quan trọng đối với an ninh năng lượng châu Âu khi nhiều nước, trong đó có Anh và Đức, quyết định từ bỏ điện than hay nhà máy điện hạt nhân.
NDH