MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giá rẻ quá, Ở đâu rẻ quá - ở đây rẻ hơn: Cuộc chiến giá đang làm tổn hại ngành bán lẻ?

05-05-2023 - 08:31 AM | Doanh nghiệp

“Cuộc chiến về giá đang làm toàn bộ ngành bán lẻ tổn hại và người tiêu dùng không được hưởng một dịch vụ tốt nữa”, CellphoneS nhấn mạnh.

Giá rẻ quá, Ở đâu rẻ quá - ở đây rẻ hơn: Cuộc chiến giá đang làm tổn hại ngành bán lẻ? - Ảnh 1.

Sức mua sụt giảm, thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp bán lẻ đã sớm chuẩn bị cho cuộc đại hạ giá để đẩy hàng, theo như chia sẻ của CEO Thế giới Di động (MWG) – ông Đoàn Văn Hiểu Em – tại cuộc họp với nhà đầu tư hồi đầu năm. Và giờ đây, cuộc chiến về giá chính thức bắt đầu.

Cuối tháng 4, MWG rầm rộ phát động chiến dịch “Giá rẻ quá”: trong đó Tivi, hàng điện gia dụng giảm sốc đến 50%. Thậm chí, một số mặt hàng được bán với “giá rẻ như cho”, bao gồm 20.000 chiếc chảo với giá chỉ 10.000 đồng/chiếc, 1.000 sạc dự phòng giá 10.000 đồng/chiếc...

Không kém cạnh, FPT Shop khiêu chiến bằng khẩu hiệu “Ở đâu “rẻ quá” ở đây RẺ HƠN”. Trong đó, FPT Shop giảm 12 triệu cho mặt hàng smartphone, giảm 10 triệu với dòng laptop, đặc biệt hàng gia dụng (máy quạt, nồi chiên không dầu...) giảm nửa giá.

CellPhoneS cũng lên chiến dịch khuyến mãi nhưng chỉ dừng lại ở các phụ kiện điện tử.

Giá rẻ quá, Ở đâu rẻ quá - ở đây rẻ hơn: Cuộc chiến giá đang làm tổn hại ngành bán lẻ? - Ảnh 2.

Tivi, smartphone… giảm 50%, tặng kèm voucher 10 triệu...

Chiến giá và giảm giá” không đem lại hiệu quả kinh doanh?

Người dùng sẽ được hưởng lợi giữa “bão sales” chưa từng có trong lịch sử? Đại diện một thương hiệu điện tử lớn nêu quan điểm, quả thực khách hàng được lợi từ cuộc chiến giá này, nếu chỉ xét tới yếu tố về giá. Tuy nhiên, xét tổng quan về trải nghiệm Khách hàng thì có thể là “không”.

Theo số liệu mà thương hiệu này cung cấp, tổng quan quý 1/2023, toàn bộ thị trường điện thoại Việt Nam giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, ngành hàng viễn thông di động chứng kiến sự suy giảm 25-35%. Có thể thấy, “ông lớn” là MWG đang giảm nhiều hơn so với thị trường.

Nhìn về lợi nhuận, MWG sụt giảm hơn 90%. Giải thích cho việc này, MWG nói là tập trung vào việc “chiến giá” để đem tới giá tốt nhất cho khách hàng. Tuy nhiên, thực tế MWG đang giảm nhiều hơn mức giảm của thị trường. Nếu vậy, không thể nói cuộc chiến này đang đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Giá rẻ quá, Ở đâu rẻ quá - ở đây rẻ hơn: Cuộc chiến giá đang làm tổn hại ngành bán lẻ? - Ảnh 3.

Chiến dịch "Giá rẻ quá" của MWG.

Chưa kể, MWG đã cắt giảm khoảng 9.000 nhân viên, nhiều bộ phận và nhân viên phải thực hiện theo chiến dịch “đồng lòng chiến giá” và cắt giảm lương từ 10-100% lương, tùy vị trí.

Như vậy xét về lâu dài, khi toàn bộ bộ máy cắt giảm, người lao động không còn được đảm bảo về cuộc sống, phải chăng cuộc chiến “giá rẻ” không hỗ trợ khách hàng được trải nghiệm một dịch vụ đầy đủ và an toàn nữa?

“Cuộc chiến về giá đang làm toàn bộ ngành bán lẻ tổn hại và người tiêu dùng không được hưởng một dịch vụ tốt nữa

Dưới góc nhìn người trong cuộc, CellphoneS cho biết: Lúc này cuộc cạnh tranh giá giữa các nhà lớn sẽ làm thu hẹp khoảng cách giá của các nhà lớn với các cửa hàng hay chuỗi nhỏ lẻ khác . Thị trường liên tục có sự sụt giảm về tổng và thị phần sẽ phân chia lại có sự dịch chuyển từ các cửa hàng nhỏ lẻ, chuỗi nhỏ hơn sang các nhà lớn ”.

Ghi nhận, kết quả doanh số Tháng 4 của CellphoneS có tăng nhẹ so với tháng 3, chưa có dấu hiệu bị giảm hay bị "cướp thị phần". Trước đây, CellphoneS đã duy trì chính sách giá bán thấp hơn, có sức cạnh tranh và do vậy CellphoneS vẫn tiếp tục và sẵn sàng cho mọi cuộc chiến giá.

Dù rằng, vệc chiến giá dẫn tới việc Công ty có thể lỗ gộp trên một số sản phẩm. Đây sẽ là áp lực lớn khiến CellphoneS phải có những cải tổ về vận hành tổ chức để giảm chi phí.

“Cuộc chiến về giá đang làm toàn bộ ngành bán lẻ tổn hại và người tiêu dùng không được hưởng một dịch vụ tốt nữa , CellphoneS nhấn mạnh.

Giá rẻ quá, Ở đâu rẻ quá - ở đây rẻ hơn: Cuộc chiến giá đang làm tổn hại ngành bán lẻ? - Ảnh 4.

Chiến dịch "Giá rẻ hết hồn" của FPT Shop.

Về phía FPT Shop, chia sẻ về cuộc chiến này, Chủ tịch là bà Nguyễn Bạch Điệp nói: “Dĩ nhiên trong quá trình thị trường khó khăn sẽ có "đánh nhau", nhưng lâu dài chỉ kéo nhau xuống, chả ăn được của nhau đâu. Cuộc chiến về giá này chúng tôi đánh giá không phải là bài toán hay. Nhưng, ngắn hạn thị trường hạ chúng tôi cũng sẽ hạ để bán được hàng”.

Theo FPT Shop, cuộc chiến về giá dễ thấy nhất là giá iPhone Việt Nam hiện nay đang thấp nhất thế giới, với tình trạng giá bán như vậy thì hầu hết các bên kinh doanh đều lỗ. Trong ngắn hạn, khi các bên bán hạ giá thì FPT Shop cũng phải hạ theo, nhưng dài hạn doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng ngành hàng để hạn chế cuộc chiến về giá “vô nghĩa” này.


Tri Túc

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên