MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giá thép và phế liệu thép Châu Á quý 2 tăng mạnh khi dòng chảy bị xáo trộn

12-04-2022 - 07:18 AM | Thị trường

Giá thép và phế liệu thép Châu Á quý 2 tăng mạnh khi dòng chảy bị xáo trộn

Giá thép và phế liệu thép có khả năng tiếp tục tăng mạnh trong quý 2, khi nhu cầu hồi phục sau đại dịch Covid, nhất là ở Trung Quốc. Các nhà cung cấp thép ở Châu Á có xu hướng thích bán hàng cho EU và Trung Đông hơn là bán trong khu vực.

Giá thép cuộn cán nóng (HRC) thép cây và thép phế liệu có khả năng tiếp tục tăng mạnh trong quý 2, sau khi đã tăng tăng mạnh trong quý 1, do chuỗi cung ứng dần được khôi phục và thị trường hàng hóa nói chung tiếp tục xu hướng tăng giá do cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Các nhà cung cấp ở Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc ngày càng tập trung vào các thị trường thép châu Âu kể từ khi xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine, tạo cơ hội cho các nhà máy Trung Quốc đang nổi lên trở thành những nhà cung cấp "thống trị" trên thị trường Châu Á. Xu hướng này có thể sẽ tiếp tục trong Quý 2 sau khi EU tăng lượng hạn ngạch nhập khẩu HRC từ Ấn Độ lên 62% và từ Hàn Quốc lên 27% kể từ ngày 1 tháng 4.

Giá thép và phế liệu thép Châu Á quý 2 tăng mạnh khi dòng chảy bị xáo trộn - Ảnh 1.

Tỷ trọng tiêu thụ thép HRC 1006 của các nhà cung cấp lớn trên thị trường Châu Á.

Việc thép dẹt nguyên liệu từ Nga, Ukraine, Ấn Độ và Hàn Quốc dần vắng bóng trên thị trường Châu Á, thép HRC của Trung Quốc có thể trở lại vị trí áp đảo ngay trong quý 2 này.

Dữ liệu của S&P Global cho thấy Ấn Độ và Hàn Quốc chiếm 10% lượng cung HRC ở thị trường Châu Á trong quý 2/2021, có nghĩa là việc họ chuyển hướng sang các thị trường khác để lại cho Trung Quốc 10% thị phần này.

Một lý do khác khiến xuất khẩu thép HRC của Trung Quốc tăng là nhu cầu thép trong nước yếu do thị trường bất động sản vốn đã sa sút nay càng sụt giảm bởi cuộc chiến chống Covid-19, cùng với sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất.

Mức chênh lệch giữa giá HRC xuất khẩu của Trung Quốc so với giá nội địa tăng lên 52,59 USD/tấn vào ngày 31/3, từ mức âm 17,55 USD/tấn vào ngày 4/1, cho thấy sự hấp dẫn của thị trường xuất khẩu.

Theo đó, giá HRC SS400 xuất khẩu đã tăng 123 USD/tấn, hay 16%, so với cùng kỳ, vượt xa mức tăng 52,43 USD/tấn, hay 6,5%, của thị trường nội địa.

Bất chấp việc các thành phố Đường Sơn và Thượng Hải phong tỏa chống Covid-19, ảnh hưởng đến sản xuất thép ở Trung Quốc cho đến nay vẫn được hạn chế. Được biết, sản lượng thép ở 2 thành phố này đã tăng đều đặn kể từ sau Thế vận hội mùa đông, tháng 2/2022.

Bên cạnh xuất khẩu dự kiến sẽ tăng, triển vọng thị trường thép HRC của Trung Quốc khả quan cũng bởi nhu cầu trong nước dự kiến sẽ tăng sau khi những hạn chế chống Covid-19 được nới lỏng. Tuy nhiên, sự hồi phục cả nhu cầu lẫn giá cả đều vẫn có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng do xung đột giữa Nga và Ukraine cũng như cách Trung Quốc xử lý chống lại đại dịch.

Nguồn cung giảm sẽ giữ giá phôi ở mức cao

Trên thị trường phôi thép, vẫn còn đó những lo ngại về nguồn cung, cộng thêm chi phí sản xuất twang do giá năng lượng tang sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến giá trong quý 2/2022. Giá phôi thép tại thành phố Đường Sơn (Trung Quốc) đã tăng 13% từ đầu quý 1 đến gần cuối quý, trong khi phối thép CFR Đông Nam Á tăng 33% so với cùng kỳ.

Seeking to avert risks and sanctions associated with buying Russian billet and the shipping risk with Ukraine billet from the Black Sea, Asian buyers have had to seek alternatives. This led to the number of observed CIS trades dropping to just one in March from three in February and six in January, spot data compiled by S&P Global showed.

Để tránh các biện pháp trừng phạt liên quan đến việc mua phôi thép của Nga và tránh rủi ro trong quá trình vận chuyển phôi thép của Ukraine từ Biển Đen, các khách hangf châu Á đã phải tìm kiếm các giải pháp thay thế. Điều này dẫn đến khối lượng giao dịch phôi thép ở SNG trong tháng 3 giảm xuống chỉ còn 1 giao dịch, so với 3 giao dịch của tháng 2 và 6 giao dịch của tháng 1, dữ liệu từ S&P Global cho thấy.

Giá thép và phế liệu thép Châu Á quý 2 tăng mạnh khi dòng chảy bị xáo trộn - Ảnh 2.

Số lượng giao dịch phôi thép Nga của khách hàng Châu Á đang giảm mạnh.

Trong khi nguồn cung thép nội địa ở Trung Quốc quý 1 bị cắt giảm trong thời gian diễn ra Thế vận hội Mùa đông, các đợt phong tỏa chống Covid ở một số thành phố của nước này kể từ đó đến nay đã dẫn đến hoạt động của ngành này nhìn chung bị sụt giảm, làm gián đoạn hoạt động hậu cần. Những người tham gia thị trường kỳ vọng nhu cầu sẽ phục hồi đáng kể trong quý 2, nếu tình hình dịch bệnh được cải thiện.

Do xung đột Nga-Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu, những người tham gia thị trường phôi thép dự báo nguồn cung sẽ tiếp tục thắt chặt trong quý 2, vào thời điểm nhu cầu xây dựng và trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng đang phục hồi ở khắp châu Á.

Phản ứng từ người mua gia tăng khi giá phế liệu tăng

Thị trường phế liệu châu Á đang sẵn sàng chứng kiến ​​khả năng chống lại sự tăng giá trong quý 2 do các nhà sản xuất thép đang bị kẹt giữa chi phí nung chảy tăng và nhu cầu sản phẩm hạ nguồn hạn chế.

Tâm lý thị trường phế liệu dự kiến ​​sẽ tiếp tục giảm sút trong quý 2 do cước phí vận tải biến động, chi phí năng lượng tăng vọt và mùa mưa sắp tới - từ cuối tháng 5, được dự báo sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu thép xây dựng trên toàn châu Á.

Ngoài ra, lực cản từ bên mua trong quý 2 sẽ tăng sau khi giá phế liệu của Nhật Bản tăng 39,3% so với quý trước, với đánh giá phế liệu loại H2, FOB Nhật Bản, tăng lên 65.500 Yên/tấn vào ngày 31 tháng 3 từ mức 47.000 Yên/tấn vào ngày 31 tháng 12 năm 2021, theo dữ liệu của Platts.

Giá thép và phế liệu thép Châu Á quý 2 tăng mạnh khi dòng chảy bị xáo trộn - Ảnh 3.

Giá thép phế liệu loại 2, FOB Nhật Bản.

Vào đầu năm 2022, nhu cầu thép phế liệu tăng đã khiến giá nguyên liệu này tăng đột biến trên thị trường Châu Á trước khi xảy ra xung đột giữa nga và Ukraine, ngày 24/2, tiếp thêm động lực cho giá phế liệu tăng sau sự kiện đó.

Việc các container chở phế liệu xuất xứ từ phương Tây chậm trễ giao hàng cũng làm tăng nhu cầu trong khu vực đối với nguyên liệu của Nhật Bản, do lợi thế gần về mặt địa lý nên thời gian giao hàng nhanh hơn.

Sự suy yếu của đồng Yên Nhật so với đô la Mỹ trong nửa cuối quý 1 do Mỹ chuyển sang chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát tăng cao cao khiến phế liệu của Nhật Bản càng trở nên hấp dẫn hơn đối với các khách hàng Đông Á.

Đáng chú ý, giá phế liệu nặng từ Nhật Bản đã tăng mạnh nhưng vẫn rẻ hơn một cách bất thường so với phế liệu nhẹ từ Mỹ.

Tương tự như vậy, giá phế liệu ở Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị rung chuyển sau khi xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine, do các nhà xuất khẩu nguyên liệu của Mỹ cuối cùng cũng bị thu hút bởi giá tăng cao từ những người mua ở châu Á.

Giá phế liệu HMS 80:20 CFR Đông Á (hàng giao với số lượng lớn) ngày 16 tháng 3 được Platts báo ở mức cao nhất trong vòng 14 năm, là 665 USD/tấn, CFR, tăng 33% so với ngày 31 tháng 12 năm 2021.

Tham khảo: Spglobal

https://cafef.vn/gia-thep-va-phe-lieu-thep-chau-a-quy-2-tang-manh-khi-dong-chay-bi-xao-tron-20220412015115568.chn

Vũ Ngọc Diệp

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên