MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giấc mơ Trung Quốc và chuyện quản lý xã hội bằng thi đại học

Khi Trung Quốc giàu có hơn, phương Tây đã nghĩ rằng Trung Quốc sẽ tự do hơn. Giờ đây Trung Quốc là siêu cường quốc kinh tế thì điều ngược lại xảy ra.

Trên những sườn đồi bụi bặm nơi nghèo nhất của Trung Quốc, cô Gong Wanping thức dậy từ 5h10 mỗi ngày để lấy nước giếng và nấu bữa sáng cho con trai. Cô rửa chân cho con trong khi cậu bé chăm chú vào sách tiếng Anh và Hóa học. Cậu bé sẽ bị mẹ đánh nếu nhìn trộm vào điện thoại của mẹ.

Giấc mơ Trung Quốc và chuyện quản lý xã hội bằng thi đại học - Ảnh 1.

Nếu Li Qiucai quyết tâm lọt vào một trường đại học hàng đầu thì mẹ cậu, cô Gong Wanping, còn quyết tâm hơn thế. Cô kiểm trai con trai trong giờ nghỉ trưa khi cậu học bài.

Đối với cô Gong 51 tuổi, từng bỏ học, thì tương lai của con trai cô - Li Qiucai 17 tuổi là thật sự lớn lao. Nếu Qiucai làm tốt trong kỳ thi đại học thì cậu sẽ có suất trong một trường đại học hàng đầu, vậy là cậu có thể thực hiện được ước mơ trở thành một nhân viên công nghệ – khi ấy mọi thứ sẽ thay đổi. 

“Thằng bé là cách giúp chúng tôi thoát khỏi đói nghèo”, người mẹ nói.

Giấc mơ Trung Quốc và chuyện quản lý xã hội bằng thi đại học - Ảnh 2.

Để đạt được điều đó, cô Gong và hàng triệu người Trung Quốc khác như cô đồng ý bất thành văn với các nhà cầm quyền. Chính phủ hứa hẹn một cuộc sống tốt cho bất cứ ai làm việc chăm chỉ, cho dù là con của nông dân. Đổi lại, họ nên tránh xa chính trị. 

Cô Gong tự hào về thành tựu kinh tế của Trung Quốc và muốn được hưởng một phần của nó. Chính trị không quan trọng trong cuộc sống của cô. “Tôi không quan tâm đến các nhà lãnh đạo”, cô cho biết, “và các nhà lãnh đạo không quan tâm đến tôi”. 

Trong nhiều năm, các nhà phân tích phương Tây tin rằng người Trung Quốc khi đã sống trong một quốc gia thịnh vượng thì sẽ có nhu cầu tự do chính trị. Tuy nhiên, điều ngược lại xảy ra. Mức thu nhập của người dân tăng vọt, trong khi các nhà cầm quyền tiếp tục củng cố quyền lực.

Giấc mơ Trung Quốc và chuyện quản lý xã hội bằng thi đại học - Ảnh 3.

Tại trường trung học Hội Ninh số 1, học sinh chịu áp lực đạt kết quả vượt trội trong kỳ thi đại học.

Trước đây, văn hóa truyền thống bảo thủ bị chỉ trích vì nhấn mạnh vào thứ bậc, không khuyến khích sáng kiến cá nhân và tri thức Nho giáo truyền thống được coi trọng hơn các môn học thực tiễn như toán học và khoa học. Ngày nay, chính quyền đưa ra giáo dục như một con đường để thăng tiến trong xã hội, giải phóng doanh nghiệp tư nhân bằng cách loại bỏ sự kỳ thị của đạo Khổng và Chủ nghĩa Marx với tầng lớp thương gia. Họ nuôi dưỡng Chủ nghĩa Dân tộc pha trộn giữa niềm tự hào và sự xấu hổ trong câu chuyện khôi phục một Trung Hoa vĩ đại. 

Những ký ức về đói nghèo và biến động chính trị đã hình thành nên thế hệ của cô Gong và được truyền tiếp bằng những cảnh báo thì thầm: Trung Quốc có quá nhiều người. Trung Quốc chưa sẵn sàng cho dân chủ. Cứ tránh xa khỏi chính trị. Đừng đặt câu hỏi nào. 

Nhưng đến nay, sự tức giận và sợ hãi đã được bao phủ bằng niềm tự hào đang lên. Đó là một cảm giác về cơ hội khi thấy đất mẹ đang trỗi dậy.

Giấc mơ Trung Quốc và chuyện quản lý xã hội bằng thi đại học - Ảnh 4.

Học sinh đọc to sách giáo khoa để ghi nhớ. Đây chỉ là màn khởi động trước khi bắt đầu buổi học.

Sự quyến rũ của phương Tây từng được xem là không thể cưỡng nổi. Nhưng ngày nay nhiều người Trung Quốc được giáo dục ở châu Âu hay Hoa Kỳ đã trở về quê nhà, mong muốn con của họ biết về một Trung Quốc tự hào và mạnh mẽ. James Ni có cơ hội học tập ở Hoa Kỳ nhưng đã ở lại Trung Quốc và trở thành một triệu phú. Hua Yijia, một nhà đầu tư mạo hiểm ở Bắc Kinh, học tập và làm việc ở Mỹ nhưng mong muốn con gái 8 tuổi của cô tự hào là người Trung Quốc.

"Tôi muốn con bé hiểu về vẻ đẹp của ngôn ngữ và những công việc nặng nhọc, sự hy sinh của người dân, đặc biệt ở vùng nông thôn", cô Hua nói. "Trung Quốc từng là một đất nước rất lạc hậu, nhưng thế hệ của con gái tôi sẽ có nhiều cơ hội".

Giấc mơ Trung Quốc và chuyện quản lý xã hội bằng thi đại học - Ảnh 5.

Nhiều nhà phân tích và các nhà ngoại giao phương Tây giờ phải đối mặt với khả năng rằng những gì họ dự đoán về Trung Quốc có thể sai. Đó là dự đoán Trung Quốc thay đổi và trở nên giống phương Tây.

"Tâm lý của người Trung Quốc rất thực tế", Xu Zhiyuan – một sử gia kiêm nhà văn Trung Quốc cho biết. "Từ tuổi nhỏ, bạn được dạy rằng không cần lý tưởng, không cần khác biệt. Bạn được khuyến khích sinh tồn, cạnh tranh và trở nên xuất sắc trong khuôn khổ hệ thống".

"Cả xã hội là một sân chơi cạnh tranh".

Giấc mơ Trung Quốc và chuyện quản lý xã hội bằng thi đại học - Ảnh 6.

Đó là ngày 09/08, chính xác là 302 ngày trước kỳ thi tuyển sinh đại học, Li Qiucai cực kỳ lo lắng.

Trong các hội trường của trường trung học Hội Ninh số 1, tỉnh Cam Túc – một tỉnh phía bắc của Trung Quốc, các giáo viên gia tăng áp lực cho học sinh. Ngôi trường này là cái nôi đào tạo những học sinh nông thôn với điểm số cao nhất.

Các giáo viên thúc giục Qiucai cần phải gìn giữ danh tiếng của trường và "tỏa sáng như mặt trời". Nhà trường cảnh báo rằng học sinh cần chấp nhận một chút đau khổ trong hiện tại để tránh "một cuộc đời chịu đựng" sau này.

Kể từ khi Qiucai bắt đầu theo học ở ngôi trường này hai năm trước, cuộc sống của cậu trở nên mịt mờ với những đêm luyện thi, thực hành các bài kiểm tra và giải quyết môn hình học khi vừa xì xụp húp mì. Mỗi ngày bắt đầu, cậu đều niệm chú rằng "Trời ban thưởng cho người siêng năng!".

Giấc mơ Trung Quốc và chuyện quản lý xã hội bằng thi đại học - Ảnh 7.

Giáo dục rất có ý nghĩa với những người Trung Quốc mong muốn cuộc sống tốt hơn. Hình ảnh cha mẹ đợi con cái hoàn thành kỳ thi đại học.

Cậu học ở lớp đến gần 10 giờ tối, chỉ nghỉ ngơi vào chủ nhật. Cậu sống gần trường trong một căn hộ 32USD/tháng cùng với mẹ, người mẹ nấu nướng và giặt giũ cho con trai có thể học tập cả ngày.

Kết quả sẽ có trong tháng 6 tới, khi Qiucai là một trong số 9 triệu học sinh tham gia kỳ thi đại học – một kỳ thi quan trọng trong chế độ trọng hiền tài của Trung Quốc. Những người thể hiện tốt nhất trong kỳ thị này sẽ có một vé đến với giấc mơ Trung Quốc.

"Chỉ khi cháu làm tốt trong kỳ thi", Qiucai nói trong một đêm gần đây khi đang làm bài tập vật lý, "chỉ khi đó cháu mới có một cuộc sống tốt hơn".

Có lẽ chẳng có gì lại liên quan đến thăng tiến xã hội nhiều như giáo dục ở Trung Quốc, đặc biệt là kỳ thi đại học hay còn gọi là gaokao. Ở trường Hội Ninh số 1, những học sinh ra trường được nhận vào đại học top đầu của Trung Quốc trở về trường mỗi mùa hè, như bằng chứng sống của giấc mơ. Họ chia sẻ kinh nghiệm và khuyến khích các học sinh như Qiucai học tập chăm chỉ hơn nữa.

Giấc mơ Trung Quốc và chuyện quản lý xã hội bằng thi đại học - Ảnh 8.

Gaokao là biểu tượng của cơ hội, cũng vừa là công cụ để quản lý xã hội. Các học giả cho rằng đây là một chiến thuật cai trị thông minh, được mượn từ kỳ thi khoa cử (keju) - hệ thống thi cử Khổng giáo nhằm lựa chọn quan chức triều đình vào hơn 1300 năm trước. Trong thời kỳ phong kiến, kỳ thi này giúp triều đình chiêu mộ hiền tài và mở ra dành cho tất cả nam giới. Nhưng chỉ 1% vượt qua kỳ thi để lấy được bằng cấp cao nhất, vì rất ít người có thời gian và tiền bạc để chuẩn bị cho kỳ thi.

Trong xã hội Trung Quốc hiện đại và nhiều tham những, gaokao được xem là tương đối công bằng. Điều này có nghĩa là những người thất bại trong kỳ thi này không thể đổi lỗi cho chính phủ.

"Nó cho phép chính phủ nói rằng: Nếu bạn không thành công, bạn chỉ có thể tự trách chính mình. Bạn học tập không đủ chăm chỉ", Giáo sư về giáo dục – Yong Zhao - ở trường Đại học Kansan (University of Kansas) cho biết. "Đó là một cách cai trị cực kỳ quyền lực".

Giấc mơ Trung Quốc và chuyện quản lý xã hội bằng thi đại học - Ảnh 9.

Kỳ thi gaokao được thành lập vào năm 1952, dưới thời Mao Trạch Đông. Ban đầu chỉ có học sinh xuất thân từ các gia đình phù hợp mới được ứng tuyển, ngày nay kỳ thi đã được mở cho tất cả mọi người.

Trong nhiều thập kỷ, kiến thức cơ bản như đọc viết và số học lan rộng cùng với việc nuôi dưỡng những tài năng công nghệ hàng đầu mang lại những lợi ích kinh tế to lớn. Nhưng gaokao lại góp phần vào mối lo ngại rằng nền giáo dục Trung Quốc nhấn mạnh vào việc học vẹt và những giá trị về sự vâng lời và tuân thủ thay vì tư duy phản biện.

Học sinh tốt nghiệp phổ thông gia tăng làm tăng áp lực việc làm. Trung Quốc chị chỉ trích rằng hệ thống của họ đặt học sinh nông thôn vào thế bất lợi. Chỉ tiêu tuyển sinh đại học vẫn ưu ái giới tinh hoa thành thị. Giáo dục trung học ở những vùng nông thôn bị tụt lại. Ngay cả những ngôi trường như Hội Ninh số 1 hướng học sinh tập trung vào gaokao thì một số lượng lớn sinh viên tốt nghiệp vẫn chật vật tìm kiếm việc làm và trả các khoản vay khi học đại học.

Chu Lan Anh
The New York Times
7pm
Theo Trí Thức Trẻ22/12/2018

Chu Lan Anh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên