img
Giải bài toán đầu vào của ngành dệt may Việt Nam: Nhìn từ định hướng chiến lược phát triển Khu công nghiệp Aurora IP tỉnh Nam Định - Ảnh 1.

Giải bài toán đầu vào của ngành dệt may Việt Nam: Nhìn từ định hướng chiến lược phát triển Khu công nghiệp Aurora IP tỉnh Nam Định - Ảnh 2.

Dệt may là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam và luôn nằm trong Top ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 40,4 tỷ USD, chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Dệt may còn là ngành xuất siêu lớn của Việt Nam với 16,2 tỷ USD năm 2021 và 11 tỷ USD 7 tháng năm 2022. Theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, bất chấp biến động của nền kinh tế và sự đứt gãy cục bộ của chuỗi cung ứng toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may năm 2022 vẫn đạt 44 tỷ USD, tăng 8,8% so với năm 2021. Đáng chú ý, sản phẩm dệt may của Việt Nam đã được xuất khẩu rộng khắp 66 quốc gia và vùng lãnh thổ với từ 50 các mặt hàng khác nhau.

Giải bài toán đầu vào của ngành dệt may Việt Nam: Nhìn từ định hướng chiến lược phát triển Khu công nghiệp Aurora IP tỉnh Nam Định - Ảnh 3.

Dù ghi nhận con số đầy tích cực, nhưng ngành dệt may Việt Nam còn tồn tại nút thắt trong khâu sản xuất vải, do thiếu hạ tầng cơ sở tiếp nhận phân khúc dệt nhuộm. 

Ông Nguyễn Văn Tuấn - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Cát Tường Group, chủ đầu tư Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông (Aurora IP) tại Nam Định cho hay: "Nhu cầu vải của Việt Nam mỗi năm khoảng 10 tỷ mét vải nhưng hiện tại, chúng ta mới sản xuất 3 tỷ mét vải. Tức Việt Nam đang phụ thuộc 70% vào nguồn vải nước ngoài. Đây là hạn chế lớn cho sự phát triển ổn định của ngành".

Giải bài toán đầu vào của ngành dệt may Việt Nam: Nhìn từ định hướng chiến lược phát triển Khu công nghiệp Aurora IP tỉnh Nam Định - Ảnh 4.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Tuấn, nước ta có hơn 300 khu công nghiệp phục vụ ngành dệt may nhưng lại rất ít khu công nghiệp dệt sợi, tự chủ nguồn cung vải. Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Cát Tường Group thẳng thắn chỉ ra rằng bên cạnh đó, vấn đề nguồn nước sạch cung ứng cho các khu công nghiệp hiện đang gặp nhiều khó khăn, dẫn tới trở ngại trong quá trình sản xuất sợi dệt.

Giải bài toán đầu vào của ngành dệt may Việt Nam: Nhìn từ định hướng chiến lược phát triển Khu công nghiệp Aurora IP tỉnh Nam Định - Ảnh 5.

Nhìn thực tế tại tỉnh Nam Định - cái nôi của ngành dệt may Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2022, sản lượng các sản phẩm dệt may của tỉnh tăng trưởng 12,26%; xuất khẩu may mặc tăng 12,4% so với năm 2021. Song, phần lớn sản phẩm phục vụ xuất khẩu, khâu sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nước ngoài và các tỉnh khác.

Giải bài toán đầu vào của ngành dệt may Việt Nam: Nhìn từ định hướng chiến lược phát triển Khu công nghiệp Aurora IP tỉnh Nam Định - Ảnh 6.

Để phát triển bền vững, ổn định, lãnh đạo tỉnh Nam Định xác định phải quyết tâm tự chủ sản xuất nguyên liệu đầu vào, nâng cao vị thế trên chuỗi giá trị toàn cầu. Bởi đây là nút thắt quyết định cho sự phát triển bền vững của một ngành đầy tiềm năng như dệt may. Bên cạnh đó, để giữ vững vị thế, việc đảm bảo quy trình khép kín từ đầu vào đến đầu ra sẽ còn giúp cho ngành dệt may Việt Nam không còn phụ thuộc lớn vào biến động nền kinh tế các quốc gia trên thế giới. Đơn cử như trong 2 năm đại dịch Covid-19 xuất hiện, chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy, ngành dệt may Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn khi nguồn cung vải bị "nghẽn". 

Trong bối cảnh đó, yêu cầu cấp thiết chính của Nam Định là hình thành khu công nghiệp đủ năng lực sản xuất vải, đáp ứng nhu cầu thiếu hụt trầm trọng nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành dệt may. Năm 2019, đề án xây dựng khu công nghiệp dệt may Rạng Đông (Aurora IP) do Cát Tường Group làm chủ đầu tư chính thức đi vào vận hành. Dự án nằm trong quy hoạch Khu kinh tế Ninh Cơ rộng 14.000 ha, được xây dựng theo mô hình khu công nghiệp đô thị sinh thái chuyên sâu về dệt nhuộm đầu tiên tại tỉnh Nam Định. Aurora IP được đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ từ quy hoạch, thiết kế đến thi công, đáp ứng yêu cầu khắt khe của quy trình dệt nhuộm. 

Ông Nguyễn Văn Tuấn - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Cát Tường Group cũng cho biết thêm, hiện tại ở Việt Nam chỉ có 3 khu công nghiệp hội tụ đầy đủ điều kiện tham gia vào sản xuất sợi dệt. Trong đó, Aurora IP tại Nam Định là một trong những khu công nghiệp "hạt nhân" tại miền Bắc có đóng góp lớn vào chuỗi cung ứng nguồn vải đầu vào cho toàn ngành dệt may Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Tuấn cũng nhấn mạnh, Aurora IP còn là một trong những khu công nghiệp hiếm hoi hội tụ đầy đủ các điều kiện đảm bảo sản xuất sợi dệt, là chìa khoá quan trọng để giải quyết bài toán đầu vào sản xuất sợi dệt tại Nam Định.

Giải bài toán đầu vào của ngành dệt may Việt Nam: Nhìn từ định hướng chiến lược phát triển Khu công nghiệp Aurora IP tỉnh Nam Định - Ảnh 7.

Giải bài toán đầu vào của ngành dệt may Việt Nam: Nhìn từ định hướng chiến lược phát triển Khu công nghiệp Aurora IP tỉnh Nam Định - Ảnh 8.

Với mục tiêu sản xuất 1 tỷ mét vải mỗi năm, góp phần giải quyết nguồn cung vải, Aurora IP xác định "nguồn nước" là điều kiện sống còn đảm bảo vận hành cho chuỗi sản xuất sợi dệt. Chính bởi vậy, khu công nghiệp này đặc biệt ưu tiên đến hệ thống cấp nước. Sau thời gian nghiên cứu một cách nghiêm túc, dự án công trình trạm bơm - tuyến ống CTe AQUA đã được phê duyệt và chính thức trở thành một trong những dự án trọng điểm của cả Việt Nam nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng, khu công nghiệp Aurora IP, đồng thời là "hạt nhân" từng bước tháo gỡ điểm nghẽn của ngành trong khâu dệt nhuộm, góp phần phát triển nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào bền vững cho ngành dệt may Việt Nam trong dài hạn và từng bước tiến tới mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất, thương mại, dịch vụ về dệt may và thời trang hàng đầu Việt Nam.

Ngày 06/01/2023, dự án công trình cấp nước trạm bơm - tuyến ống CTe AQUA đã chính thức được kích hoạt vận hành với tổng công suất 170.000 m3/ngày đêm. Với mức công suất lớn, công trình cấp nước trạm bơm sẽ đảm bảo nhu cầu sản xuất cho toàn bộ khu công nghiệp Aurora IP. Đây cũng là cột mốc quan trọng trong quá trình xây dựng các cấu phần hạ tầng của dự án, phục vụ mục tiêu nội địa hóa 1 tỷ mét vải mỗi năm theo chiến lược của Cát Tường Group. 

Theo thông tin công bố từ chủ đầu tư, công trình gồm 2 cấu phần: Trạm bơm trong đê và trạm bơm ngoài đê dẫn nước về khu công nghiệp qua hệ thống tuyến ống dài hơn 16km, được thiết kế bài bản, chuyên biệt cho lĩnh vực dệt nhuộm, đảm bảo đáp ứng nhu cầu xây dựng, sản xuất và vận hành cho toàn khu công nghiệp. 

Nguồn nước đầu dẫn từ nước mặt sông Đáy và kênh Bình Hải, hạn chế tối đa việc khai thác nước ngầm và các tác động đến môi trường và địa chất. Theo lãnh đạo Cát Tường Group, công trình cấp nước là 1 trong 4 cấu phần hạ tầng (cùng với đất, xử lý nước thải, điện) đặc biệt quan trọng và không thể thiếu đối với hoạt động của một của khu côngnghiệp, đặc biệt là khu công  nghiệp đặc thù tiếp nhận dệt nhuộm. 

Trong năm 2023, Cát Tường Group sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp dệt may sinh thái Aurora IP với các hạng mục: khởi công xây dựng và hoàn thiện các module cấu phần của công trình Nhà máy xử lý nước sạch, Nhà máy xử lý nước thải và Trạm biến áp 110kV cấp điện cho khu công nghiệp.

Giải bài toán đầu vào của ngành dệt may Việt Nam: Nhìn từ định hướng chiến lược phát triển Khu công nghiệp Aurora IP tỉnh Nam Định - Ảnh 10.

Xác định là mô hình công nghiệp sinh thái bền vững, Aurora IP đầu tư hệ thống xử lý nước thải ứng dụng công nghệ tiên tiến với công suất 110.000 m3/ngày đêm. Đây cũng là khu công nghiệp được đầu tư xây dựng 17km hệ thống kênh đào kết hợp với rừng ngập mặn bao quanh. 

Đồng thời, các nhà đầu tư trong khu công nghiệp cũng được nhà sản xuất ưu tiên áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, nguyên liệu thân thiện với môi trường. Bên cạnh lợi thế về vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng kiểu mẫu, Aurora IP cũng mang đến những chính sách hỗ trợ đầu tư hấp dẫn và cam kết lâu dài, đảm bảo môi trường sống và làm việc thuận lợi, tiện nghi cho các chuyên gia, công nhân viên và các nhà đầu tư gắn bó với khu công nghiệp trong suốt quá trình hoạt động tại Việt Nam.

Giải bài toán đầu vào của ngành dệt may Việt Nam: Nhìn từ định hướng chiến lược phát triển Khu công nghiệp Aurora IP tỉnh Nam Định - Ảnh 11.

Là một trong những sản phẩm cốt lõi của Cát Tường Group, Aurora IP trong tương lai sẽ trở thành khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ thông minh - sinh thái chuyên sâu về dệt nhuộm lớn bậc nhất Việt Nam. Kể từ thời điểm đi vào hoạt động năm 2019, Aurora IP đã là một điểm đến hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư quốc tế. Aurora IP đã ký kết hợp tác với 3 doanh nghiệp sản xuất lớn tại châu Á với những điểm tương đồng về tầm nhìn và giá trị xanh - sạch - bền vững. Aurora IP cũng thu hút hàng loạt các dự án quy mô lớn với tổng vốn đầu tư hơn 300 triệu USD cùng nhiều nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan... Con số này được dự báo sẽ không ngừng gia tăng khi nguồn vốn FDI đổ mạnh vào Việt Nam nói chung và Nam Định nói riêng trong thời gian sắp đến. Mặt khác, Aurora IP còn được đánh giá là khu công nghiệp sạch, sở hữu hạ tầng hoàn thiện, hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Mỹ và Châu Âu.

Giải bài toán đầu vào của ngành dệt may Việt Nam: Nhìn từ định hướng chiến lược phát triển Khu công nghiệp Aurora IP tỉnh Nam Định - Ảnh 12.

Được ví như "cánh chim đầu đàn" trong thu hút vốn FDI vào Nam Định nói riêng và Việt Nam nói chung, Aurora IP đã và đang minh chứng sức hấp dẫn của khu công nghiệp tiên phong trong mô hình sinh thái, tập trung vào phân khúc dệt nhuộm.

"Với Aurora IP, chúng tôi khẳng định luôn kiên định với sứ mệnh đặt nền móng phát triển bền vững cho ngành dệt may. Từ đó, góp phần đưa Nam Định trở thành trung tâm dệt may của cả Việt Nam và đóng góp chung cho sự phát triển ổn định của cả ngành", đó là những lời khẳng định của ông Nguyễn Văn Tuấn - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Cát Tường Group.

Giải bài toán đầu vào của ngành dệt may Việt Nam: Nhìn từ định hướng chiến lược phát triển Khu công nghiệp Aurora IP tỉnh Nam Định - Ảnh 13.

An An
Hương Xuân

Ánh Dương

Tổ Quốc

Trở lên trên