Giai đoạn trung niên cần đề phòng những thói quen đưa bạn đến gần hơn với tử thần: Sau 40 tuổi nếu muốn kéo dài tuổi thọ thì phải ghi nhớ “4 KHÔNG”
Giai đoạn tuổi trung niên sức khỏe có nhiều chuyển biến. Vì vậy để cơ thể luôn khỏe mạnh, chúng ta cần chuyển sang những thói quen lành mạnh và điều độ.
- 23-09-20215 loại cây phong thủy hút tài vận vào nhà như lũ, giá chỉ từ 35K lại không cần chăm sóc nhiều
- 23-09-2021Marie Kondo hướng dẫn 5 quy tắc vàng để tiết kiệm chi phí và mang lại sự thư thái, vui vẻ
- 23-09-2021Cơ thể "đói" protein sẽ phát ra 5 dấu hiệu này, bổ sung sớm kẻo "sức tàn lực kiệt"
Bước vào tuổi trung niên, các chức năng khác nhau của cơ thể bắt đầu suy giảm. Đồng thời nhiều vấn đề về sức khỏe bắt đầu xuất hiện. Bất kể là nam hay nữ, sau tuổi 40 mỗi người đều phải chú ý đến thể trạng của mình.
Dưới đây là 5 thói quen đang phá hoại sức khỏe của chúng ta mỗi ngày:
Thói quen 1: Thường xuyên thức khuya và ngủ không đủ giấc
Các cơ quan nội tạng của cơ thể con người phải được sửa chữa thông qua việc nghỉ ngơi, vì vậy giấc ngủ là rất quan trọng. Tuy nhiên, thức khuya và thiếu ngủ đã trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Theo thống kê, người dân Trung Quốc nhìn chung phải đối mặt với các vấn đề về giấc ngủ, gần 67% trong số họ mắc chứng ngủ không đủ giấc.
Thức khuya sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và tăng nguy cơ đột tử do tim ở người dân nói chung. Cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất khi thức khuya là mắt. Cơ mắt mệt mỏi lâu ngày có thể gây giảm thị lực tạm thời, mờ mắt hoặc thay đổi màu sắc của thị giác.
Thức khuya còn có thể khiến dạ dày tiết quá nhiều axit và gây viêm loét dạ dày. Theo khảo sát, người lớn chỉ cần ngủ 3 đêm mà không thể đảm bảo ngủ đủ 7 - 8 tiếng, hệ miễn dịch có thể giảm hiệu quả 60%. Nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng những người trẻ tuổi và trung niên ngủ 2 tiếng mỗi ngày, nguy cơ tử vong tăng 20%.
Theo một cuộc khảo sát do công ty nghiên cứu thị trường lớn nhất thế giới TNS thực hiện, nếu mỗi người ngủ ít hơn 6,4 giờ mỗi ngày, tương đương với việc giảm tuổi thọ 6,2 ngày mỗi năm. Hiệp hội Giấc ngủ Hoa Kỳ khuyến cáo rằng người lớn nên ngủ ít nhất 7 giờ mỗi ngày, và 8 giờ là thời lượng ngủ tiêu chuẩn.
Do đó, dù bạn đang vất vả vì công việc, gia đình hay thư giãn, giải trí thì cũng nên chú ý thời gian đi ngủ và đảm bảo ngủ đủ giấc.
Hình minh họa (Ảnh: Inc)
Thói quen 2: Không khám bệnh kịp thời
Đối với những người trung niên, phần lớn mọi người sẽ không đi khám bệnh khi gặp một số vấn đề nhỏ.
Theo khảo sát của các chuyên gia, gần một nửa nam giới tự mua thuốc về tự giải quyết khi bị bệnh, còn 1/3 nam giới bỏ qua những "vấn đề nhỏ" này, để bệnh chậm trễ và bỏ lỡ thời gian điều trị tốt nhất.
Nhiều triệu chứng nhỏ thực sự là dấu hiệu cảnh báo bệnh nghiêm trọng. Ví dụ, đau đầu có thể liên quan đến huyết áp cao và thoái hóa đốt sống cổ; đau thắt lưng có thể là bệnh thận; đau dạ dày có thể là loét dạ dày hoặc viêm dạ dày; đánh trống ngực có thể là vấn đề về tim…
Ngoài ra, khi cơ thể bị bệnh sẽ làm tăng gánh nặng cho cầu thận về lâu dài có thể tổn thương cầu thận và gây nguy hiểm cho sức khỏe! Phòng ngừa sớm, phát hiện sớm và điều trị sớm là chìa khóa vàng cho sức khỏe dẻo dai.
Thói quen 3: Ngồi quá lâu và ít tập thể dục
Ngày nay, có bao nhiêu người ngồi một chỗ một ngày, ít khi đứng dậy và hầu như không có thời gian cho việc tập thể dục! Nếu bạn thường xuyên ngồi lâu và lười vận động thì ảnh hưởng đến sức khỏe sẽ rất nghiêm trọng!
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ngồi lâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và thậm chí tử vong sớm. Tác hại của nó có thể so sánh với việc hút thuốc lá.
Một nghiên cứu trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cho thấy: So với những người ngồi không quá 4 giờ một ngày, những người ngồi hơn 11 giờ một ngày có nguy cơ tử vong cao hơn 40% trong ba năm tới.
Hơn nữa, kết quả nghiên cứu được các học giả Australia công bố trên "Tạp chí Y khoa Anh" cho thấy thường xuyên thể dục cũng không thể bù đắp được những tác động tiêu cực có thể xảy ra đối với sức khỏe thể chất do thời gian ngồi quá nhiều.
Một nghiên cứu mới tại Hoa Kỳ cho biết, những tác động của việc ngồi lâu trong thời gian dài đối với sức khỏe thể chất không chỉ giới hạn ở việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mà còn có tác động tiêu cực nhất định đến não bộ của người trung niên và cao tuổi.
Vì vậy, dù bận rộn đến đâu bạn cũng phải chú ý trong giờ làm việc, cứ sau một giờ ngồi làm việc thì đứng dậy đi lại một vài phút. Thêm vào đó, mỗi người nên vận động nhiều hơn, mỗi tuần nên tập thể dục ít nhất 3 lần, mỗi lần ít nhất 20 phút!
Hình minh họa (Ảnh: 9Coach)
Thói quen 4: Bỏ bữa sáng
Trong số những người bỏ bữa sáng, hơn một nửa là vì họ không có thời gian để ăn sáng và hơn một phần tư bỏ bữa sáng vì không có cảm giác ngon miệng. Bỏ bữa sáng sẽ khiến dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng, không kịp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể khiến bạn có năng lượng làm việc.
Nếu bạn không ăn sáng trong thời gian dài, dịch mật không được đào thải ra ngoài sẽ bị kết tủa và kết tinh tạo thành sỏi.
Đại học Erlangen ở Đức đã thực hiện cuộc khảo sát dài hạn theo dõi 7.000 nam giới và phụ nữ và phát hiện ra rằng 40% nam giới và nữ giới không có thói quen ăn sáng. Tuổi thọ của họ bị giảm trung bình 2,5 năm so với với 60% còn lại.
Nếu bạn không ăn sáng, cơ thể nhanh bị "già". Theo số liệu của một nghiên cứu nước ngoài, tỷ lệ tử vong của những người quen bỏ bữa sáng cao tới 40%. Vì vậy, việc dậy sớm và ăn sáng đầy đủ dinh dưỡng hàng ngày là rất quan trọng.
Thói quen 5: Thích hút thuốc và uống rượu
Tác hại của rượu và thuốc lá đối với sức khỏe là điều không cần bàn cãi! Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ mắc ung thư phổi ở người hút thuốc gấp 3-15 lần người không hút thuốc, thậm chí có thể tới 30 lần.
Trong số những bệnh nhân chết vì ung thư phổi, 87% là do hút thuốc lá. Tỷ lệ tử vong do ung thư phổi ở những người hút thuốc hơn 60 năm cao hơn khoảng 100 lần so với những người hút thuốc trong 20 năm.
Trong 20 năm qua, số người Trung Quốc tử vong do uống rượu đã tăng 30,2%, phần lớn là nam giới. Uống rượu không chỉ gây ra xơ gan mà còn có thể dẫn đến ung thư gan và các bệnh khác mà trường hợp nặng có thể trực tiếp dẫn đến đột tử!
Rượu được dạ dày và ruột non hấp thụ hoàn toàn trong vòng nửa giờ đến ba giờ và được phân phối trong tất cả các mô chứa nước và dịch cơ thể trong cơ thể. Phần lớn tác hại của rượu bia và thuốc lá đối với cơ thể con người đều được "tích tụ theo thời gian" và trở thành "kẻ giết người thầm lặng".
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tuổi thọ là những thói quen xấu hàng ngày. Đặc biệt sau 40 tuổi, các chức năng khác nhau của cơ thể đã bắt đầu thoái hóa, nếu cộng thêm những thói quen sinh hoạt không tốt sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hình minh họa (Ảnh: Eatthis)
Vì vậy, việc giữ gìn sức khỏe và hình thành thói quen sinh hoạt tốt là điều không thể bỏ qua. Muốn khỏe đẹp, có "4 không" mà tất cả mọi người cần ghi nhớ:
1. Không ăn quá nhiều thịt
Nhiều người thích ăn thịt, nhưng chế độ ăn nếu thịt quá nhiều mỡ có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng và rối loạn chuyển hóa, dễ mắc bệnh mỡ máu cao, tăng triglycerid máu, không có lợi cho việc phòng và điều trị các bệnh tim mạch.
2. Không ăn mặn
Nhiều người có khẩu vị mạnh và ăn quá mặn, quá nhiều muối sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và dễ dẫn đến cao huyết áp, đột quỵ, bệnh tim và suy thận.
3. Không ăn nhanh
Trong cuộc sống hiện đại, nhiều người không có thời gian để ăn uống đầy đủ. Vì vậy đồ ăn nhanh và những bữa ăn gọn được ưu tiên hàng đầu, điều này không hề tốt cho sức khỏe. Dù bận rộn đến đâu, chúng ta cũng nên dành thời gian để nhai kỹ, nếu không sẽ làm tăng gánh nặng tiêu hóa cho dạ dày, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
4. Không ăn quá no
Khi ăn cần chú ý đến lượng thức ăn vừa đủ. Nếu ăn quá no trong thời gian dài không chỉ làm tăng gánh nặng cho quá trình tiêu hóa và hấp thu của đường tiêu hóa mà còn gây ra hoặc làm nặng thêm các bệnh tim mạch, mạch máu não, cũng như đột tử và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Nguồn: Abolouwang