MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Gián đoạn logistics đường biển khu vực châu Á, Việt Nam chịu ảnh hưởng "kép"

Gián đoạn logistics đường biển khu vực châu Á, Việt Nam chịu ảnh hưởng "kép"

Đối với Việt Nam, tình hình đặt ra hai bài toán hóc búa. Một mặt, dù năng lực vận chuyển không giảm nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu, mặt khác, tình trạng khan hiếm container có sẵn đang ngày càng trầm trọng hơn do các hãng tàu ưu tiên đưa các container rỗng vào thị trường Trung Quốc, vì ở đó sản lượng cao hơn.

The Load Star đưa tin, các nhà máy ở Việt Nam và miền Nam Trung Quốc vẫn làm việc trong suốt thời gian nghỉ Tết Nguyên đán để giải quyết tình hình sản xuất tồn đọng. Tuy nhiên, việc đưa được hàng hóa ra thị trường vẫn còn nhiều thách thức, do tắc nghẽn trong khâu vận chuyển.

"Đối với Việt Nam, vấn đề này ngày càng rõ rệt, đe dọa đến dòng chảy đầu vào của nguyên liệu thô cho sản xuất", ông Akhil Nair, Phó chủ tịch Seko Logistics cảnh báo.

Các chuỗi cung ứng nội vùng châu Á đã bị gián đoạn do sự chênh lệch về nhu cầu và năng lực sẵn có. Trên khắp Đồng bằng sông Châu Giang, các công ty logistics đã ngừng nhận hàng từ 7-10 ngày. Tuần trước Tết Nguyên đán, một số công ty thậm chí còn giảm lượng đặt chỗ mới cho đến cuối tháng 2, ông Nair báo cáo.

Ông cho biết thêm, hàng hóa thường di chuyển trên sà lan từ các cảng trung chuyển đến các cửa ngõ chính, chúng phải được vận chuyển để có thể xuất ra nước ngoài. .

Đối với Việt Nam, tình hình đặt ra hai bài toán hóc búa. Một mặt, dù năng lực vận chuyển không giảm nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu, mặt khác, tình trạng khan hiếm container có sẵn đang ngày càng trầm trọng hơn do các hãng tàu ưu tiên đưa các container rỗng vào thị trường Trung Quốc, vì ở đó sản lượng cao hơn.

"Tất cả các hãng tàu chủ yếu đặt container rỗng ở Trung Quốc. Các container này được trung chuyển trong châu Á. Khu vực Đông Nam Á đã bị hạ ưu tiên, bởi các công ty đều muốn đưa container trở lại phương Tây sớm nhất" - Ông Nair nói.

Ông lưu ý thêm, một phần lớn hoạt động sản xuất ở Việt Nam thuộc sở hữu của các công ty Trung Quốc đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, trong bối cảnh các nhà nhập khẩu Mỹ muốn chuyển hướng một số nguồn cung ứng của họ. Việc thiếu hụt năng lực logistics khiến cho một số công ty lại phải tạm thời chuyển một phần sản lượng đang phân bổ cho các nhà máy Việt Nam về lại Trung Quốc.

Vận tải biển không thể bù đắp cho việc thiếu hụt năng lực logistics nội vùng. Ông Nair nói: "Không có đủ năng lực vận tải đường sắt để hấp thụ khối lượng hàng hóa cần thiết hoặc "cứu" các dòng chảy hàng hóa ở khu vực châu Á đang bị ảnh hưởng.

"Tại Seko, lượng hàng qua biên giới từ Trung Quốc đến Việt Nam của công ty chúng tôi đã tăng hơn 100% vào năm 2020, nguyên nhân đến từ nhiều yếu tố, một trong số đó là sự gián đoạn về năng lực và lịch trình của các hãng vận tải biển trên tuyến đường này".

"Về mặt lý thuyết, các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể vận chuyển hàng hóa qua các cửa khẩu khác trong khu vực hoặc sử dụng đường hàng không, nhưng chi phí thì không phù hợp", ông nói. Hơn nữa, sự thiếu hụt container dường như đang ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực Đông Nam Á, ông nói thêm.

Thái Quỳnh

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên