MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giáo sư Đại học Harvard nói: Cha mẹ quên trau dồi ĐIỀU NÀY cho con, thì con có thông minh đến mấy đường đời cũng GẬP GHỀNH

24-02-2022 - 14:45 PM | Sống

'Có rất nhiều phẩm chất mà chúng ta cần phải có để đạt tới thành công', Giáo sư Og Mandino (Đại học Harvard) cho biết.

Sự tự tin là phẩm chất không thể thiếu, giúp những đứa trẻ thành công trong tương lai. Giáo sư Og Mandino của Đại học Harvard - đồng thời là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy như Người bán hàng vĩ đại nhất thế giới,... cho biết: Việc rèn luyện lòng tự tin cho trẻ liên quan mật thiết với phương pháp giáo dục của gia đình.

Một gia đình tốt sẽ nuôi dưỡng những đứa trẻ lạc quan, tự tin, khiêm tốn và lễ phép. Ngược lại, một gia đình không tốt sẽ khiến trẻ trở nên thiếu quyết đoán, lớn lên dễ sinh ra mặc cảm, tự ti.

Giáo sư Đại học Harvard nói: Cha mẹ quên trau dồi ĐIỀU NÀY cho con, thì con có thông minh đến mấy đường đời cũng GẬP GHỀNH - Ảnh 1.

Giáo sư Og Mandino (Đại học Harvard).

Đồng tình với quan điểm trên, Tiến sĩ Tâm lý học lâm sàng người Mỹ Jonice Webb từng chia sẻ: "Tình yêu thương và sự quan tâm vô điều kiện của cha mẹ mang đến cho trẻ cảm giác an toàn, tạo nền tảng cho sự tự tin của trẻ. Còn những cha mẹ bỏ bê, thiếu quan tâm sẽ khiến trẻ hình thành suy nghĩ: "Con không đủ tốt nên không nhận được yêu thương". Kết quả là trẻ tự đánh giá thấp, tự phủ nhận bản thân".

Có 3 kiểu cha mẹ hủy hoại sự tự tin của con cái

1.Luôn chỉ trích trước mọi việc con làm

Kiểu cha mẹ đầu tiên khiến con tự ti, mặc cảm là luôn chỉ trích hoặc chê bai con. Đây là phản ứng xảy ra khá thường xuyên của không ít cha mẹ khi không hài lòng với con trước việc nào. Các biểu hiện của chỉ trích khá đa dạng như: Chê bai con kém cỏi; chế giễu con; so sánh con với những đứa trẻ khác; thường xuyên tỏ thái độ không chấp nhận trẻ,…

Giáo sư Đại học Harvard nói: Cha mẹ quên trau dồi ĐIỀU NÀY cho con, thì con có thông minh đến mấy đường đời cũng GẬP GHỀNH - Ảnh 2.

Việc chỉ trích diễn ra thường xuyên sẽ trở thành một dạng bạo hành tâm lý. (Ảnh minh họa)

Người lớn áp dụng cách này bởi bản thân họ cũng được giáo dục theo cách như vậy. Họ tin rằng việc chỉ trích sẽ giúp con nhận ra những thiếu sót, khiến con tự thấy xấu hổ và sẽ nỗ lực cố gắng. Nếu việc chỉ trích diễn ra thường xuyên sẽ trở thành một dạng bạo hành tâm lý.

Đặc biệt, những năm tháng đầu đời là nền tảng phát triển cho toàn bộ quãng thời gian về sau. Trong thời gian này, trẻ tiếp xúc với nhiều thứ, dần hình thành nhận thức. Nếu được cha mẹ tin tưởng sẽ giúp trẻ cảm thấy mình có giá trị, luôn tự tin trong cuộc sống.

Ngược lại, nếu trẻ liên tục bị phán xét, mắng mỏ thì dần dần sẽ mất niềm tin vào cha mẹ. Trẻ luôn cảm thấy bản thân không có giá trị, thua kém các bạn khác, luôn sợ sệt việc mình làm sai. Sự tổn thương sâu sắc đó có thể theo trẻ cho tới khi trưởng thành, dẫn đến rối loạn tâm lý. Nếu cha mẹ không nhìn nhận vấn đề này để thay đổi cách đối xử thì trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trên đường đời.

2.Không quan tâm, phớt lờ con cái

Có nhiều cha mẹ thường đổ lỗi do công việc bận rộn nên ít dành thời gian cho con. Ngay cả khi con gặp khó khăn, cần sự giúp đỡ, họ cũng phớt lờ để con tự giải quyết. Việc cha mẹ không quan tâm con sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của con. Việc có cha mẹ bên cạnh giám sát sẽ giúp trẻ hình thành thói quen học tập. Sự quan tâm giúp cha mẹ hiểu được con mình đang gặp vấn đề gì trong việc học để kịp thời giải quyết.

Giáo sư Đại học Harvard nói: Cha mẹ quên trau dồi ĐIỀU NÀY cho con, thì con có thông minh đến mấy đường đời cũng GẬP GHỀNH - Ảnh 3.

Cha mẹ không quan tâm cũng khiến trẻ trở nên tự ti, mặc cảm trước mọi việc. (Ảnh minh họa)

Nếu con cái thường xuyên thiếu vắng sự đồng hành của cha mẹ, trẻ sẽ kém tự tin, không còn hứng thú trong việc học. Điều này thể hiện rõ ràng nhất khi trẻ học tiểu học.

Tiếp theo, nếu cha mẹ không quan tâm đến con cái sẽ ảnh hưởng tới tính cách của con. Sự hướng dẫn, dạy dỗ rất quan trọng trong việc hình thành tính cách cho con. Nếu thường xuyên quan tâm tới con, cha mẹ sẽ kịp thời uốn nắn, chỉnh đốn khi con có hành vi sai lệch.

Những đứa trẻ bị cha mẹ thờ ơ, không quan tâm thường rất cô đơn, có vấn đề về tâm lý, không biết trân trọng bản thân. Về lâu dài, những đứa trẻ rơi vào trạng thái mặc cảm, tự ti, không thích giao tiếp với xã hội.

3.Không khuyến khích, ủng hộ con

Nhiều cha mẹ kiệm lời khích lệ con. Khi trẻ bắt tay vào làm điều gì đó hay khi gặp thất bại đều rất cần những lời nói an ủi, động viên từ cha mẹ. Những lời nói này sẽ giúp con vơi đi nỗi buồn, có thêm động lực để làm lại từ đầu.

Giáo sư Đại học Harvard nói: Cha mẹ quên trau dồi ĐIỀU NÀY cho con, thì con có thông minh đến mấy đường đời cũng GẬP GHỀNH - Ảnh 4.

Khi con mắc sai lầm, cha mẹ nên an ủi và động viên con. (Ảnh minh họa)

Trên cuộc đời này, không có ai giỏi giang và may mắn đến mức chưa bao giờ mắc sai lầm hay thất bại. Vì thế, cha mẹ nên chấp nhận và cho phép con mắc sai lầm bởi đó là bài học giúp con đúc kết được kinh nghiệm. Đồng thời, đừng quên động viên, khích lệ con đứng dậy, vững vàng bước tiếp. Như vậy, con mới có thể trưởng thành với một tâm thế tự tin đối mặt với sóng gió cuộc đời, không chùn bước trước thử thách.

Tự tin là bí quyết thành công số 1. Tự tin giúp trẻ có thể đối mặt với khó khăn và thử thách mà không hề lo sợ. Vì vậy, cha mẹ nên nuôi dưỡng sự tự tin cho con ngay từ khi con còn nhỏ, để giúp con thành công trong tương lai.

https://afamily.vn/giao-su-dai-hoc-harvard-noi-3-kieu-cha-me-huy-hoai-tuong-lai-con-boi-bo-qua-1-dieu-tien-quyet-20220223171238672.chn

Theo Ứng Hà Chi

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên