MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giáo sư Đại học Harvard, Princeton, Yale gợi ý 6 cuốn sách ai cũng nên đọc năm 2017

26-03-2017 - 09:00 AM | Tài chính quốc tế

Các giáo sư Đại học là những bậc thầy về kiến thức và luôn cung cấp những cuốn sách hoặc tài liệu cần thiết cho sinh viên. Kho tàng sách vở của họ lên đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn cuốn sách. Nhưng nếu như phải chọn duy nhất một cuốn sách, các giáo sư sẽ chọn cuốn sách nào?

Các giáo sư đến từ 10 trường đại học hàng đầu nước Mỹ đã bình chọn một cuốn sách duy nhất mà họ nghĩ rằng ai cũng nên đọc trong năm 2017. Chủ đề của những cuốn sách rất đa dạng, từ chính trị đến khoa học xã hội và tiểu thuyết văn học Shakespeare.

Các giáo sư Đại học là những bậc thầy về kiến thức và luôn cung cấp những cuốn sách hoặc tài liệu cần thiết cho sinh viên. Kho tàng sách vở của họ lên đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn cuốn sách. Nhưng nếu như phải chọn duy nhất một cuốn sách, các giáo sư sẽ chọn cuốn sách nào?

Khi nhận được câu hỏi này, các giáo sư đến từ 10 trường đại học hàng đầu nước Mỹ đã bình chọn một cuốn sách duy nhất mà họ nghĩ rằng ai cũng nên đọc trong năm 2017.

Chủ đề của những cuốn sách được bình chọn rất đa dạng, từ chính trị đến khoa học xã hội và tiểu thuyết văn học Shakespeare.

Theo Business Insider, dưới đây là 6 cuốn sách được các giáo sư đại học Princeton, Harvard, và Yale gợi ý ai cũng nên đọc trong năm nay.

1. The Paranoid Style in American Politics (Tạm dịch: Phong cách hoang tưởng trong chính trường Mỹ) – tác giả Richard Hofstadter

Jill Abramson – Cựu trưởng ban biên tập của tờ New York Times, đồng thời là giảng viên môn tiếng Anh tại đại học Harvard giới thiệu cho sinh viên cuốn sách “The Paranoid Style in American Politics” của tác giả nổi tiếng Richard Hofstadter, xuất bản năm 1964.

Abramson gọi cuốn sách này là “tất cả những gì bạn cần biết về nguồn gốc tài hùng biện và cách sử dụng fake news (tin tức giả) của Donald Trump”.

2. Orfeo – tác giả Richard Powers

Cuốn sách được James Berger – Giảng viên lâu năm ngành tiếng Anh và nghiên cứu văn hóa Mỹ tại Đại học Yale gợi ý ai cũng nên đọc.

Orfeo là một nhân vật trong vở nhạc kịch “Orfeo ed Euridice” của nhà soạn nhạc Christoph Willibald Gluck. Trong tác phẩm này, Richard Powers đã hòa quyện khoa học với âm nhạc thông qua nhân vật chính Peter Els, một anh chàng tốt bụng bỗng dưng trở thành kẻ phải trốn chạy.

“Đó là câu chuyện của âm nhạc và di truyền học trong thời đại của khủng bố và sự giám sát. Nỗ lực của Powers trong việc khám phá các nguyên mẫu trong âm nhạc sống ngoài đời thật lại bị coi là khủng bố và ông phải trốn chạy vào thế giới ngầm của nước Mỹ. Một cuốn sách tuyệt vời để bạn tìm hiểu về mặt trái địa ngục của âm nhạc, khoa học, chính trị và cả cuộc sống” – giáo sư Berger chia sẻ.

3. The Undoing Project (Tạm dịch: Dự án dang dở) – tác giả Michael Lewis

Eric Maskin, giáo sư tại đại học Harvard từng nhận giải Nobel Memorial về kinh tế năm 2007 và Maurice Schweitzer, giáo sư chuyên ngành vận hành, thông tin và ra quyết định tại đại học Pennsylvania đều chọn “The Undoing Project” của tác giả Michael Lewis.

“Hãy khám phá cách làm thế nào mà hai người đàn ông đã giúp định hình lại thế giới mà chúng ta đang sống bây giờ thông qua cuốn tiểu sử đầy hấp dẫn này”, các giáo sư chia sẻ.

4. The Strategy of Conflict (Tạm dịch: Chiến lược mâu thuẫn) – tác giả Thomas Schelling

David B. Carter là giáo sư môn chính trị tại đại học Princeton. Ông giới thiệu “The Strategy of Conflict” là cuốn sách hay nhất từng viết về mâu thuẫn và nó vẫn còn hữu ích cho đến thời điểm hiện tại, sau khi tác giả Thomas Schelling đã qua đời.

“Tôi đọc cuốn sách khi còn là một sinh viên đại học và nó thực sự quá tuyệt vời. Tôi đã bị hấp dẫn bởi những mối tương quan quốc tế, mâu thuẫn trong hành vi và chiến lược. Đây là một cuốn sách cổ nhưng nó xứng đáng để tất cả chúng ta cùng đọc” – Giáo sư Carter nhận xét.

5. A Theory of the Drone (Tạm dịch: Lý thuyết về máy bay không người lái) – tác giả Gregoire Chamayou

WJT Mitchell - giáo sư môn tiếng Anh và lịch sử nghệ thuật tại Đại học Chicago giới thiệu cuốn sách của triết gia người Pháp Gregoire Chamayou mang tên “Lý thuyết về máy bay không người lái”.

“Cuốn sách mang đến một cách tiếp cận rất thông minh về việc ứng dụng máy bay không người lái trong chiến tranh và lòng quả cảm của quân đội”, ông nhận xét.

6. Tuyển tập Shakespeare

Giáo sư khoa nhân chủng học của đại học Yale - Harold Bloom gợi ý cho các sinh viên nên đọc tuyển tập những tác phẩm của Shakespeare.

Bí quyết tạo nên tính bất tử, tính thời sự và tính nhân văn của tuyển tập Shakespeare chính là ở điểm ông đã trung thành nói lên những nguyện vọng, ước mơ, và hoài bão thầm kín nhất của con người về một thế giới bình đẳng và hạnh phúc hơn.

Hà My

World Economic Forum

Trở lên trên