MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giáo sư Harvard cho rằng có 8 loại hình trí thông minh: Đọc để biết bạn nằm ở mục nào, có chuyên môn gì, xây dựng sự nghiệp ra sao

15-03-2021 - 15:28 PM | Sống

Giáo sư Harvard cho rằng có 8 loại hình trí thông minh: Đọc để biết bạn nằm ở mục nào, có chuyên môn gì, xây dựng sự nghiệp ra sao

Hiểu được giá trị bản thân, bạn sẽ chọn được cho mình những bước đi đúng đắn.

Dựa trên bài viết được đăng tải trên CNBC của giáo sư Kumar Mehta , có chuyên môn hơn 30 năm trong nghiên cứu về sở trường cá nhân.

Kỹ năng bẩm sinh của mỗi người là khác nhau. Một số người có năng khiếu thể thao và phối hợp với đồng đội. Một số học sinh giỏi về ngôn ngữ, học nói và học chữ nhanh hơn những em cùng trang lứa khác. Trong khi đó, lại có những cá nhân bẩm sinh đã sành sỏi về toán học và hình học hơn phần dân số còn lại.

Nhưng hầu hết chúng ta không hiểu rõ khả năng của bản thân, do đó đã chọn sai sự nghiệp cho mình. Hoặc ta vẫn có thể làm tốt công việc của mình, nhưng chưa tìm được kỹ thuật học hỏi hợp lý cho phép bản thân vươn xa.

Giáo sư Harvard cho rằng có 8 loại hình trí thông minh. Đọc để biết bạn nằm ở mục nào, có chuyên môn gì, xây dựng sự nghiệp ra sao - Ảnh 1.

Thiên tài Albert Einstein, cá nhân nổi trội trong giải quyết các vấn đề logic và toán học.

Học thuyết về "nhiều loại thông minh"

Lần đầu tiên khái niệm này được đưa ra là năm 1983, khi Howard Gardner, giáo sư và nhà tâm lý học công tác tại Đại học Harvard, xuất bản cuốn sách "Khung tranh của Tâm trí". Giáo sư Gardner cho rằng con người tất cả 8 loại trí thông minh, mỗi loại đại diện cho những cách xử lý thông tin khác nhau của mỗi người.

Khi một người thể hiện khả năng cao ở một loại trí thông minh, không có nghĩa họ sẽ có phẩm chất cao hơn hoặc thấp hơn ở những loại trí thông minh còn lại. Nếu muốn trau dồi một loại kỹ năng nhất định, bạn nên tìm hiểu rõ về những lĩnh vực đặc biệt có liên hệ với từng loại hình trí thông minh, xem điểm mạnh của mình ở đâu và xây dựng bản thân dựa theo chúng.

Ví dụ, sẽ có người khó học mặt chữ cho tới khi tìm cách sáng tạo một câu chuyện kèm hình ảnh, ấy là lúc họ tìm ra mạch viết của mình. Sẽ có học sinh không học được phép chia cho tới lúc tưởng tượng ra một quả táo được cắt thành nhiều phần.

Dưới đây là 8 loại trí thông minh khác nhau, 8 định nghĩa do giáo sư Gardner nêu lên. Trong quá trình đọc mỗi loại, bạn hãy tự chấm điểm cho mình theo thang 5, với điểm 1 đại diện cho "khả năng này không xuất hiện tự nhiên", và điểm 5 khi cảm thấy "những khả năng này đến tự nhiên với mình".

1. Trí thông minh liên quan tới không gian

Là khả năng suy nghĩ trừu tượng, liên tưởng được tới nhiều chiều không gian. Điểm 5 có nghĩa bạn có khả năng mạnh trong lý luận và định nghĩa được các khái niệm không gian. Những người mang kỹ năng này tiến xa trong các ngành kiến trúc, thiết kế nội thất, thiết kế hình ảnh, nhiếp ảnh và hàng không.

Giáo sư Harvard cho rằng có 8 loại hình trí thông minh. Đọc để biết bạn nằm ở mục nào, có chuyên môn gì, xây dựng sự nghiệp ra sao - Ảnh 2.

Leonardo da Vinci, một trong những bộ óc lỗi lạc đã đóng góp công sức vào những ngành như hội họa, điêu khắc, kiến trúc, khoa học, âm nhạc, toán học, văn học, giải phẫu, địa lý, thiên văn học, thực vật học và cổ sinh vật học.

Điểm mạnh: đánh giá đúng những yếu tố liên quan tới hình ảnh và không gian

Dấu hiệu nhận biết:

- Tiêu khiển bằng hội họa

- Giải đố tốt

- Có khả năng nhìn ra những hình mẫu có trong sự vật và sự việc

- Giải thích tốt các khái niệm cần cảm nhận bằng thị giác

Những nghề nghiệp tiềm năng:

- Phi công

- Nhà thiết kế thời trang

- Kiến trúc sư

- Bác sĩ phẫu thuật

- Họa sĩ

- Kỹ sư

2. Trí thông minh liên quan tới khả năng vận động cơ thể

Đây là khả năng sử dụng cơ thể của mình để thể hiện rõ sức mạnh cơ bắp. Nếu bạn sở hữu kỹ năng này, bạn có thể trở thành vận động viên mang khả năng vận động tự nhiên và phối hợp cơ bắp tốt, hay một vũ công có thể trình diễn loạt động tác phức tạp.

Giáo sư Harvard cho rằng có 8 loại hình trí thông minh. Đọc để biết bạn nằm ở mục nào, có chuyên môn gì, xây dựng sự nghiệp ra sao - Ảnh 3.

Usalt Bolt - người có tốc độ chạy nhanh nhất lịch sử hiện đại.

Điểm mạnh: khả năng chuyển động và điều hướng cơ bắp tốt

Đặc điểm nhận biết:

- Giỏi thể thao

- Khả năng phối hợp các chi tốt

- Ghi nhớ thông qua hành động, thay vì nghe và thấy

Những nghề nghiệp tiềm năng:

- Vũ công

- Bác sĩ vật lý trị liệu

- Vận động viên

- Thợ máy

- Thợ xây

- Diễn viên

3. Trí thông minh liên quan tới âm nhạc

Bạn nhạy cảm với nhịp điệu, tông giọng, cao độ âm thanh, giai điệu và âm sắc. Từ khả năng này, một người có thể sở hữu khả năng hát tốt và/hoặc khả năng chơi nhạc cụ. Những cá nhân nổi tiếng với trí thông minh âm nhạc có Beethoven hay Jimi Hendrix.

Giáo sư Harvard cho rằng có 8 loại hình trí thông minh. Đọc để biết bạn nằm ở mục nào, có chuyên môn gì, xây dựng sự nghiệp ra sao - Ảnh 4.

Ludwig van Beethoven, thiên tài âm nhạc nhưng lại bị khiếm thính.

Điểm mạnh: khả năng bắt nhịp, có nhạc tính cao

Đặc điểm nhận biết:

- Biết cảm thụ âm nhạc

- Mạch suy nghĩ thiên về âm thanh và những hình mẫu, khuôn mẫu

- Hiểu biết sâu về cấu trúc của âm nhạc và nhạc lý

Những nghề nghiệp tiềm năng:

- Ca sĩ

- Nhạc trưởng

- DJ

- Giáo viên thanh nhạc

- Chuyên gia sáng tác nhạc

4. Trí thông minh liên quan tới ngôn ngữ

Với những người sở hữu loại trí thông minh này, họ nhạy cảm với ngữ nghĩa, thứ tự từ ngữ trong câu, âm thanh, nhịp điệu, biến tố trong từ ngữ. Những cá nhân này thường viết truyện tốt, có khả năng đọc và ghi nhớ thông tin cao.

Giáo sư Harvard cho rằng có 8 loại hình trí thông minh. Đọc để biết bạn nằm ở mục nào, có chuyên môn gì, xây dựng sự nghiệp ra sao - Ảnh 5.

Neil Gaiman, một trong những tiểu thuyết gia có tầm ảnh hưởng nhất lịch sử cận đại.

Điểm mạnh: khả năng dùng từ ngữ, ngôn ngữ và viết lách

Đặc điểm nhận biết:

- Thích đọc và viết

- Giỏi giao tiếp với công chúng

- Có khả năng thuyết phục người khác

- Có thể diễn đạt khái niệm tốt

Những nghề nghiệp tiềm năng:

- Nhà thơ

- Nhà văn

- Nhà báo

- Biên tập viên báo chí

- Luật sư

- Giáo sư ngôn ngữ

5. Trí thông minh liên quan tới vấn đề logic và toán học

Loại trí thông minh này đánh giá khả năng phân tích vấn đề một cách logic, giải được các bài toán khó và có thể ứng dụng khoa học và điều tra, phân tích tình huống. Những cá nhân này, đơn cử như Albert Einstein và Bill Gates, có khả năng phát triển các phép tính, đưa ra lý lẽ để giải quyết các vấn đề trừu tượng.

Giáo sư Harvard cho rằng có 8 loại hình trí thông minh. Đọc để biết bạn nằm ở mục nào, có chuyên môn gì, xây dựng sự nghiệp ra sao - Ảnh 6.

Srinivasa Ramanujan, thiên tài toán học người Ấn Độ.

Điểm mạnh: phân tích vấn đề và giải toán

Đặc điểm nhận biết:

- Giải quyết vấn đề nhanh

- Hiểu những phép tính phức tạp

- Thích thú với các suy nghĩ liên quan tới ý tưởng trừu tượng.

Những nghề nghiệp tiềm năng:

- Lập trình viên

- Nhà toán học

- Nhà kinh tế học

- Nhà khoa học

- Kế toán

- Kỹ sư

6. Trí thông minh liên quan tới quan hệ giữa các cá nhân

Đây là loại trí thông minh cho phép bạn tương tác một cách hiệu quả với những người khác. Những người này nhạy cảm trong nhận biết tâm tính, cảm xúc, khí chất và động cơ của những người xung quanh. Về cơ bản, đây là khả năng hiểu và thấu cảm với những người xung quanh.

Giáo sư Harvard cho rằng có 8 loại hình trí thông minh. Đọc để biết bạn nằm ở mục nào, có chuyên môn gì, xây dựng sự nghiệp ra sao - Ảnh 7.

Niccolò Machiavelli, nhà ngoại giao và triết học gia người Ý, cha đẻ của chính trị học và triết học chính trị.

Điểm mạnh: Hiểu người khác, khả năng đặt mình vào vị thế người khác.

Đặc điểm nhận biết:

- Có các kỹ năng liên quan tới trí thông minh cảm xúc

- Tạo ra được những mối quan hệ lành mạnh

- Giỏi giải quyết vấn đề trong các mối quan hệ

Những nghề nghiệp tiềm năng:

- Quản lý nhóm

- Người đàm phán

- Chính trị gia

- Chuyên viên bán hàng

- Nhà tâm lý học

7. Trí thông minh liên quan tới nội tâm

Những cá nhân sở hữu loại trí thông minh này sẽ nhạy cảm với chính cảm xúc cá nhân, mục tiêu và những lo toan xoay quanh mình; họ có cả khả năng tự lên kế hoạch và hành động dựa trên nét tiêu biểu của bản thân. Trí thông minh liên quan tới nội tâm không thực sự có liên hệ với sự nghiệp nào cụ thể, mà là mục đích hướng tới của mỗi người khi sinh sống trong một xã hội hiện đại phức tạp, nơi một người phải tự đưa ra quyết định cho chính bản thân mình.

Giáo sư Harvard cho rằng có 8 loại hình trí thông minh. Đọc để biết bạn nằm ở mục nào, có chuyên môn gì, xây dựng sự nghiệp ra sao - Ảnh 8.

Carl Jung, bậc thầy tâm lý học và phân tích tâm lý, cha đẻ của tâm lý học phân tích.

Điểm mạnh: khả năng nội quan, biết tự đánh giá các yếu tố nội tâm.

Đặc điểm nhận biết:

- Hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của bản thân

- Có ý niệm về cá nhân mình, hiểu mình là ai và có vai trò gì

- Nhạy cảm với cảm xúc cá nhân

Những nghề nghiệp tiềm năng:

- Bác sĩ trị liệu

- Chuyên gia cố vấn

- Nhà tâm lý học

- Nhà đầu tư

- Triết gia

- Thuyết gia

8. Trí thông minh liên quan tới các yếu tố tự nhiên

Đây là khả năng hiểu rõ các sắc thái tự nhiên, bao gồm việc phân biệt được thực vật, động vật và những yếu tố khác trong tự nhiên nói riêng và sự sống nói chung. Ví dụ điển hình của người sở hữu trí thông minh này là Charles Darwin.

Giáo sư Harvard cho rằng có 8 loại hình trí thông minh. Đọc để biết bạn nằm ở mục nào, có chuyên môn gì, xây dựng sự nghiệp ra sao - Ảnh 9.

Charles Darwin, cha đẻ của thuyết tiến hóa.

Điểm mạnh: nhìn ra những khuôn mẫu, những mối liên hệ trong tự nhiên

Đặc điểm nhận biết:

- Hứng thú với những lĩnh vực như sinh vật học, thực vật học, động vật học

- Có nhận thức sâu sắc về tự nhiên

- Ưa thích những hoạt động như cắm trại, làm vườn, leo núi

Những nghề nghiệp tiềm năng:

- Nhà địa chất học

- Người làm nông

- Nhà thực vật học

- Nhà sinh vật học

- Nhà bảo tồn đa dạng sinh học

Hiểu rõ 8 loại trí thông minh, hiểu khả năng bản thân và xây dựng con người mình

Nếu bạn chưa đánh giá đúng được bản thân, hãy hỏi những người thân nhất của mình xem họ đã quan sát được gì. Hoặc, bạn có thể nhớ lại những hoạt động mình yêu thích khi còn ở tuổi nhi đồng hay thanh thiếu niên. Khi vẫn còn trẻ con, bạn thường thích thú với những hành động thân thuộc nhất với tiềm năng của mình.

Hãy nhớ rằng, những gợi ý trên đây là một bài thử đơn giản, nhanh gọn nhằm giúp bạn tìm ra điểm mạnh của bản thân. Liệu kỹ năng bản giỏi nhất, những gì bạn thích thú nhất có ăn khớp với sự nghiệp hiện tại? Nếu không, bạn sẽ tận dụng điểm mạnh như thế nào để tới được đích đến mong muốn?

Khi hiểu rõ hơn về khả năng tự nhiên của bản thân, chúng ta sẽ có cơ hội hiểu được cách thức đạt được mục tiêu, trong cả việc xây dựng sự nghiệp lẫn xây dựng bản thân.

Theo Kim

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên