MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giáo sư Martin Green nói về lĩnh vực sản xuất pin mặt trời theo công nghệ Metal Wrap Through (MWT)

27-06-2019 - 13:30 PM | Doanh nghiệp giới thiệu

Nếu nhắc đến các nhân vật trong ngành điện năng lượng mặt trời thì người ta không thể không nhắc đến Martin Green- Giáo sư Trường Đại học New South Walescủa Úc – là cha đẻ của ngành năng lượng mặt trời.

Năm 1974, Martin Green gia nhập Đại học New South Wales Úc, ông đã thành lập phòng thí nghiệm phát điện năng lượng mặt trời và tập trung vào nghiên cứu chủng loại pin năng lượng mặt trời silicon. Cho đến hiện tại, phòng thí nghiệm này đã quy tụ hơn600 sinh viên đại học và 100 tiến sĩ. Đâylà nhómcác nhà nghiên cứu và giáo dục về đện năng lượng mặt trời lớn nhất trong cộng đồng giáo dục toàn cầu.

Để giải quyết vấn đề cung cấp năng lượng vào thập niên 70, dưới sự thúc đẩy của Mỹ, nhiều quốc gia đã thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đối với năng lượng mặt trời. Giáo sư Martin Green tiết lộ rằng hướng nghiên cứu chính của ông là chip điện tử và các thiết bị liên quan đến năng lượng mặt trời và ông hy vọng sẽ sử dụng chuyên môn của mình để giải quyết các vấn đề năng lượng toàn cầu.Viện Năng lượng Mặt trời Fraunhofer đã phát triển một công nghệ gọi là TOPCon)và đó là đề tài luận án tiến sĩ của tôi. Ngoài ra, tôi cũng là người phát minh ra công nghệ PERC là công nghệ đang được các hãng sản xuất pin mặt trời sử dụng rộng rãi".

Vào tháng 8 năm 2018, Giáo sư Martin Green -cha đẻ của ngành điện năng lượng mặt trời thế giới, thành viên của Viện hàn lâm Khoa học Úc và là giáo sư tại Đại học New South Wales, tuyên bố rằng ông chính thức chấp nhận lời mời của Sunport và với tư cách là nhà khoa học chính của công ty.Có thể nóiSunport đã mời được một nhà khoa học danh tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu pin mặt trời trên thế giới về đầu quân cho công ty là một điều rất đáng để chúc mừng.

Sunport là một trong số ít công ty đã thành công trong việc nghiên cứu, phát triển và sản xuất pin mặt trời bằng công nghệ MWT, tiến sĩ Zhang Fengming, người sáng lập Sunport, cho biết khẳng định đây sẽ là sự đột phá mang tầm cao mới. Tại triển lãm SNEC ở Thượng Hải năm nay, khi phỏng vấn giáo sư Martin Green, và câu đầu tiên mà tôi đã hỏi ông "tại sao ông lại tham gia vào Sunport". Giáo sư Martin Green giải thích rằng "Mặt chính pin MWT không có các liên kết hàn Busbar, có thể giảm sự che chắn ánh sáng mặt trời tiếp xúc với tấm silicon và nâng cao hiệu quả chuyển đổi từ ánh sáng thành điện năng. Ngoài ra, với phương thức tiếp xúc mặt sau (Back Contact) có thể giảm điện trở nối tiếp giữacác tấm silicon khi lắp ráp tấm pin cũng sẽ làm tăng công suất đầu ra của tấm pin. Đồng thời, vì không có liên kết hàn Busbar, nên có thể sử dụng tấm silicon mỏng hơn (140㎛),và sắp tới sẽ mỏng hơn 120㎛, điều này sẽ làm giảm mạnh chi phí sản xuất trong tương lai". Sunport là nơi triển khai công nghệ phù hợp với lĩnh vực mà ông đang nghiên cứu.

Giáo sư Martin Green nói về lĩnh vực sản xuất pin mặt trời theo công nghệ Metal Wrap Through (MWT) - Ảnh 1.

"So với công nghệ nói chung, MWT phức tạp hơn nhiều vì đây là một công nghệ sản xuất theo dây chuyền mới hoàn toàn chứ không thể nâng cấp từ dây chuyền sản xuất những loại pin thông thường." Ông cho biết thời gian đầu, công ty không có chuỗi cung ứng nguyên liệu, bao gồm tế bào quang điện (solar cell), công nghệ khoan laser và nguyên liệu lắp ráp tấm pin mặt trời theo công nghệ này nênSunport đã phải tự phát triển mới hầu hết các vật liệu cũng như hệ thống sản xuất sản phẩm loại này.

Vào ngày 4 tháng 6, ngày đầu tiên của triển lãm SNEC ở Thượng Hải, Sunport đã công bốtấm pin mặt trời mới nhất của mình là tấm pin mặt trời với cấu trúc hình tổ ong (Honeycomb MWT). Giáo sư Martin Green cho rằng solar cell này được chế tạo thành các miếng silicon hình lục giác cho hình dáng rất đẹp và làm thể tăng diện tích sử dụng miếng silicon trong một tấm pin lớn để đạt được hiệu quả và giảm chi phí.

Giáo sư Martin Green nói về lĩnh vực sản xuất pin mặt trời theo công nghệ Metal Wrap Through (MWT) - Ảnh 2.

Giáo sư Martin Green chỉ ra rằng lợi thế lớn nhất của MWT là khả năng tương thích với công nghệ pin cao cấp nói chung. Nó có thể dễ dàng kết hợp với các công nghệ pin hiệu quả cao khác như: PERC, HIT và IBC như là lợi thế của loại pin MWT. Ngoài ra, pin nhiều lớp hay còn gọi là pin hai mặt – Bificial panel là một cách rất hiệu quả để cải thiện hiệu quả chuyển đổi quang điện thành điện năng trong giai đoạn tiếp theo, công nghệ MWT phù hợp nhất với cấu trúc này do các tấm silicon dễ xếp chồng lên nhau hơn.

Trong bối cảnh thị trường pin mặt trời không có nhiều đột phá về công nghệ hiệu suất, sản phẩm lắp ráp giống nhau tràn lan trên thị trường, các hãng sản xuất tấm pin phải vật lộn để cạnh tranh. Đối với Sunport, mảng kinh doanh pin mặt trời của mình đã đạt được tăng trưởng vững chắc do các khoản đầu tư vào công ty và sự chào đón nồng nhiệt của chủ đầu tư cũng như các khách hàng. Công ty chiếm ưu thế trong kinh doanh sản xuất loại pin mặt trời MWTvà đặc biệt được biết đến trên toàn thế giới với các sản phẩm này. Công ty không chỉ sản xuất tấm pin mặt trời MWT mà còn có khả năng cung cấp các tấm solar cell cho các công ty khác nếu có nhu cầu lắp ráp tấm pin mặt trời MWT. Giáo sư Martin Green đã nhiều lần nhấn mạnh rằng việc cải thiện hiệu quả chuyển đổi quang điện là một cách hiệu quả để giảm chi phí hệ thống điện mặt trờ nhờ vào sự cải tiến công nghệ này trong tương lai.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên