Giáo sư nổi tiếng nhắc nhở: Nếu không muốn tế bào ung thư “hoạt động mạnh” thì đừng ăn 3 loại thực phẩm này dù có thèm đến đâu!
Giáo sư Cao Yong từ Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc Hongyun đã chỉ ra ba loại thực phẩm cần tránh để giảm nguy cơ này.
- 14-12-2024Ung thư sẽ đến nếu cứ ăn uống như thế này! 6 thói quen ăn uống được xướng tên
- 14-12-2024Khuyên thật: Đừng dùng 3 loại đũa này kẻo "bệnh từ miệng mà vào", về lâu về dài còn mắc ung thư
- 13-12-2024“Bệnh từ miệng mà vào: 6 thực phẩm tưởng vô hại nhưng lại gây ung thư cực mạnh, loại cuối nhiều người ăn hàng ngày
- 13-12-20244 món ăn sáng vừa ngon vừa tiện nhưng lại bị liệt vào danh sách đen “bóp nghẹt” trái tim, dễ gây ung thư
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư. Một số loại thực phẩm không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư mà còn có thể “nuôi dưỡng” tế bào ung thư, đẩy nhanh quá trình phát triển bệnh.
Giáo sư Cao Yong từ Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc Hongyun đã chỉ ra ba loại thực phẩm cần tránh để giảm nguy cơ này.
Nếu không muốn tế bào ung thư "hoạt động mạnh" thì đừng ăn 3 loại thực phẩm này
1. Thịt chế biến
Các loại thịt chế biến sẵn như giăm bông, xúc xích, thịt xông khói có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe.
Những thực phẩm này chứa hàm lượng cao muối, chất bảo quản (như nitrit), và các phụ gia khác. Nitrit trong thịt chế biến không trực tiếp gây ung thư, nhưng khi vào cơ thể, nó có thể chuyển hóa thành nitrosamine - một chất gây ung thư mạnh.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại thịt chế biến vào nhóm chất gây ung thư loại 1, đồng nghĩa với việc chúng có bằng chứng rõ ràng làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng.
Cần hạn chế tối đa tiêu thụ thịt chế biến, thay thế bằng các nguồn protein tự nhiên như cá, trứng, hoặc đậu hạt.
2. Thực phẩm bị mốc
Thực phẩm bị mốc như đậu phộng, ngô, gạo chứa nguy cơ rất lớn với sức khỏe.
Một loại độc tố do nấm mốc Aspergillus flavus sản sinh, đặc biệt là aflatoxin B1 - được xếp vào nhóm chất gây ung thư mạnh nhất hiện nay.
Aflatoxin có thể tích lũy trong cơ thể, gây tổn thương nghiêm trọng cho gan, làm tăng nguy cơ ung thư gan. Theo nghiên cứu, lượng aflatoxin nhỏ (dưới 1 microgram/kg thể trọng) cũng có thể gây nguy hại lâu dài.
Các gia đình hãy bảo quản thực phẩm khô ráo, tránh ẩm mốc. Loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm có dấu hiệu mốc, dù chỉ một phần nhỏ.
3. Đồ chiên
Thức ăn chiên rán như khoai tây chiên, gà rán là món ăn yêu thích của nhiều người nhưng chứa nhiều rủi ro.
Thức ăn chiên rán hấp thụ lượng lớn chất béo, làm tăng nguy cơ béo phì - một yếu tố góp phần gây ung thư.
Hydrocacbon thơm đa vòng (PAH) được hình thành khi chiên rán thực phẩm ở nhiệt độ cao, chất này có liên quan đến ung thư phổi và ung thư dạ dày.
Ngoài ra, acrylamide là một chất độc sinh ra khi chiên rán thực phẩm giàu tinh bột, liên quan đến các khối u hệ thần kinh và nội tiết.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chiên làm tăng đáng kể nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy và ung thư nội mạc tử cung.
Các gia đình cần hạn chế thức ăn chiên rán, thay thế bằng các phương pháp nấu lành mạnh như hấp, luộc. Sử dụng dầu thực vật chịu nhiệt tốt và tránh tái sử dụng dầu đã qua sử dụng.
Một chế độ ăn lành mạnh không chỉ cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn giúp giảm nguy cơ ung thư. Ngược lại hãy xây dựng chế độ ăn có chứa những yếu tố dưới đây.
Những thực phẩm hỗ trợ phòng chống ung thư
1. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Các gốc tự do trong cơ thể là một trong những nguyên nhân gây tổn thương tế bào và dẫn đến sự phát triển của ung thư. Chất chống oxy hóa giúp vô hiệu hóa gốc tự do, từ đó bảo vệ tế bào khỏi tổn thương.
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa:
Vitamin C: Có nhiều trong cam, chanh, ớt chuông, bông cải xanh.
Vitamin E: Tìm thấy trong hạnh nhân, hạt hướng dương, dầu thực vật.
Polyphenol: Được tìm thấy trong trà xanh, cacao, và quả mọng.
2. Axit béo omega-3
Viêm mạn tính là một trong những yếu tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư. Axit béo omega-3 có khả năng giảm viêm, từ đó giảm nguy cơ ung thư.
Một nghiên cứu đăng trên Journal of Clinical Oncology cho thấy tiêu thụ axit béo omega-3 giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và ung thư đại trực tràng.
Thực phẩm giàu omega-3:
- Cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi.
- Hạt chia, hạt lanh, quả óc chó.
3. Giàu chất xơ
Chất xơ có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe đường ruột, giúp loại bỏ các chất độc hại và giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Theo một báo cáo của Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF), việc tiêu thụ 25-30g chất xơ mỗi ngày có thể giảm 20% nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
Thực phẩm giàu chất xơ:
- Ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, lúa mạch.
- Rau xanh như cải xoăn, cải bó xôi.
- Các loại đậu như đậu lăng, đậu nành.
Thanh Niên Việt