MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giáo sư nổi tiếng nói: Có 4 hành động này thì con bạn KHÔNG ĐƯỢC KHÔN KHÉO cho lắm, cha mẹ phải UỐN NẮN nhanh kẻo muộn

07-02-2022 - 19:50 PM | Sống

Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc nuôi dạy trẻ.

Với trẻ nhỏ, trí tuệ cảm xúc là rất quan trọng. Mức độ trí tuệ cảm xúc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ. Ở trường, giáo viên có thể thích những đứa trẻ có điểm số tốt nhưng kết quả học tập lại không quyết định đứa trẻ đó sẽ tiến xa như thế nào trong tương lai.

Xã hội ngày nay rất thực tế. Nếu không có năng lực xã hội thì dù bạn có chỉ số IQ cao cũng không được chào đón. Sau khi trẻ gia nhập xã hội, các nhà lãnh đạo có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến trí tuệ cảm xúc và khả năng của một người.

Giáo sư nổi tiếng nói: Có 4 hành động này thì con bạn KHÔNG ĐƯỢC KHÔN KHÉO cho lắm, cha mẹ phải UỐN NẮN nhanh kẻo muộn - Ảnh 1.

Giáo sư Lý Mai Cần.

Trí tuệ cảm xúc thể hiện khả năng đối nhân xử thế, khả năng quản lý cảm xúc, khả năng giao tiếp giữa các cá nhân với nhau,… và đôi khi EQ còn quan trọng hơn IQ. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của trí tuệ cảm xúc trong sự thành công của một con người. Cụ thể, 20% thành công của một người đến từ chỉ số IQ, trong khi 80% còn lại là do chỉ số EQ phát hiện.

Cũng vì điều này mà những năm gần đây, trong việc nuôi dạy trẻ, bên cạnh chỉ số IQ thì các gia đình dần chú ý đến chỉ số EQ nhiều hơn.

Theo Giáo sư Lý Mai Cần - chuyên gia trong lĩnh vực Nuôi dạy con cái và Tâm lý tội phạm, hiện đang công tác tại Đại học Cảnh sát Nhân dân Trung Quốc, có 4 biểu hiện của trẻ cho thấy EQ không cao và cha mẹ cần phải uốn nắn sớm:

1. Luôn truyền năng lượng tiêu cực cho người khác

Con người chắc chắn sẽ gặp phải nhiều chông gai trong cuộc đời, và sau những thử thách, bạn dùng thái độ gì để đối mặt với cuộc sống? Người có EQ cao và EQ thấp sẽ có cách chấp nhận, hành xử khác nhau.

Với người EQ thấp, khi gặp khó khăn, họ thường truyền năng lượng tiêu cực của mình cho người khác. Hành động này chẳng những không giúp giải quyết vấn đề mà còn ảnh hưởng đến tâm trạng của người khác. Bên cạnh đó, những người hay nói những câu tiêu cực thường dễ làm mất lòng người khác, dẫn đến việc các mối quan hệ bạn bè, xã hội không tốt.

Giáo sư nổi tiếng nói: Có 4 hành động này thì con bạn KHÔNG ĐƯỢC KHÔN KHÉO cho lắm, cha mẹ phải UỐN NẮN nhanh kẻo muộn - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

2. Ích kỷ, thích dọa nạt người khác

Một số trẻ được cha mẹ chiều chuộng quá mức từ nhỏ dẫn đến việc phát triển tính ích kỷ.  Nếu không được đáp ứng nhu cầu bản thân, trẻ sẽ khóc to, thậm chí la hét để đe dọa, ép cha mẹ làm theo ý mình. Chẳng hạn "Nếu bố mẹ không mua đồ chơi cho con, con sẽ không ăn, con sẽ không ngủ, sẽ khóc thật to,...".

Những đứa trẻ này thường có tính tự cao tự đại, chỉ nghĩ đến bản thân mà không bao giờ coi trọng cảm xúc của người khác. Và khi trưởng thành, tính cách xấu này sẽ trở thành vật ngáng đường trẻ trên con đường thành công.

3. Dễ nổi nóng, không kiểm soát được cảm xúc cá nhân

Cũng có một số trẻ luôn cho rằng, mình còn nhỏ thì cha mẹ phải chiều theo ý mình. Khi không được chiều thì dễ nổi xung, thậm chí công kích người khác. Kiểu trẻ dễ nổi nóng, không kiểm soát được cảm xúc cá nhân thường có EQ rất thấp.

Ở gia đình, cha mẹ có thể nhẫn nhịn, chiều theo tính cách này của trẻ nhưng ra xã hội thì điều này sẽ không xảy ra. Không ai có trách nhiệm, và cũng không đủ kiên nhẫn để chiều theo sự nổi nóng vô cớ của một người. Lẽ dĩ nhiên, kiểu người này khó lòng thành công trong cuộc sống.

4. Thích nói xen lời người khác

Nhà thơ nổi tiếng người Đức Johann Wolfgang von Goethe từng nói: "Bản chất của con người là nói cho người khác biết về bản thân mình, nhưng đó là một kiểu giáo dục để người khác lắng nghe một cách cẩn thận".

Trong cuộc sống, chúng ta có thể gặp rất nhiều đứa trẻ thích ngắt lời người khác, hoặc nói xen vào lúc đối phương đang kể chuyện. Điều này rất thiếu tôn trọng người khác, làm mất đi bầu không khí xung quanh. Kiểu trẻ này thường khiến người đối diện khó chịu, không muốn chia sẻ cùng, không muốn kết bạn.

Với tính xấu này của trẻ, bố mẹ phải uốn nắn ngay. Hãy nhắc trẻ không được tùy tiện ngắt lời người khác, vì đó là hành động thô lỗ. Khi muốn bày tỏ điều gì, trẻ cần kiên nhẫn chờ người khác nói xong.

Theo Thanh Hương

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên