MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giàu có nhưng keo kiệt, đại gia bừng tỉnh ngộ khi nghe thợ cắt tóc lấy một ví dụ về chiếc quan tài

13-02-2020 - 23:01 PM | Sống

Khi bị người thợ cắt tóc nói mình chỉ nhiều hơn anh ta 3.000 tệ, vị đại gia đã vô cùng giận dữ. Nhưng nghe thêm vài câu, anh ta đã hoàn toàn thay đổi, từ thái độ cho đến cách sống.

1. Ông chỉ nhiều hơn tôi 3.000 tệ

Một đại gia giàu có nhưng nổi tiếng keo kiệt vào một tiệm cắt tóc. Người thợ cắt tóc hỏi: "Thưa ông, nghe nói ông rất giàu có?"

Vị đại gia nọ nghe xong thì vô cùng đắc ý, trả lời: "Đúng thế đấy, tiền của tôi phải ngang ngửa với tiền trong quốc khố."

Thợ cắt tóc nói: "Tôi nghĩ tất cả tài sản của ông dồn lại cũng chỉ nhiều hơn tôi 3.000 tệ mà thôi."

Câu nói này của thợ cắt tóc khiến vị đại gia giận tím người, lớn tiếng nói: "Tại sao có thể như thế được, tiền mặt trong túi của tôi bây giờ còn nhiều hơn tất cả tài sản của anh cộng lại đấy."

Thợ cắt tóc vội vã nói: "Ông đừng giận, xin hãy nghe tôi nói. Xin hỏi ông, bây giờ một chiếc quan tài đắt nhất trên thị trường bán giá thế nào?

"4.000 tệ"

"Vậy một chiếc quan tài rẻ nhất trên thị trường có giá bao nhiêu?"

"1.000 tệ"

"Vì thế nên khi cơ thể ông không còn sử dụng được nữa, nhất định sẽ mua chiếc quan tài đắt nhất. Tôi nghèo nên tôi sẽ mua loại rẻ nhất. Tài sản cuối cùng của ông chỉ có thể nhiều hơn của tôi 3.000 tệ thôi, những thứ khác không phải của ông nữa rồi." – người thợ cắt tóc nói.

Vị đại gia keo kiệt nghe nói đến đây thì bừng tỉnh ngộ. Cũng nhờ cuộc nói chuyện này mà ông ta thay đổi được quan niệm sống, không còn keo kiệt mà sống thoải mái vô tư hơn với mình và mọi người xung quanh, tích đức cho chính mình.

Giàu có nhưng keo kiệt, đại gia bừng tỉnh ngộ khi nghe thợ cắt tóc lấy một ví dụ về chiếc quan tài - Ảnh 1.

2. Cái chân của tiểu hòa thượng

Mã Tổ thiền sư là một cao tăng có tiếng dưới thời nhà Đường. Ông rất thích dùng phương pháp làm khó người khác để thử thách và rèn các đệ tử, giúp họ được thông suốt, ngộ đạo.

Có một lần, Mã Tổ thiền sư muốn di chuyển một chiếc ghế mây ra con đường nhỏ phía sau chùa để đọc sách. Không lâu sau, một đệ tử đẩy xe từ vườn rau về. Do đường chật, thiền sư lại thò chân ra giữa đường nên tiểu hòa thượng đã bảo thầy mình thu chân lại để mình đẩy xe qua.

Không ngờ, Mã Tổ thiền sư nói: "Ta trước giờ chỉ duỗi không co."

Tiểu hòa thượng sững người, cảm thấy khó xử, nói: "Sư phụ, nếu người không co chân vào thì con không về chùa được ạ."

Mã Tổ thiền sư không thèm ngó xuống dưới lấy một cái, nói: "Đó là việc của con."

Tiểu hòa thượng nghĩ ngợi một lát rồi nói: "Sư phụ, người là người chỉ duỗi không co, con không thể để xe cán gẫy chân người được. Hay là chúng ta thay đổ một chút, con ngồi ghế còn người đẩy xe!"

Giàu có nhưng keo kiệt, đại gia bừng tỉnh ngộ khi nghe thợ cắt tóc lấy một ví dụ về chiếc quan tài - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Thiền sư nghe xong thì vui vẻ đổi chỗ cho đệ tử. Tiểu hòa thượng đổi chỗ xong thì nhất định duỗi thẳng chân, không chịu co vào. Thiền sư cứ thế đẩy xe qua, đến lúc đó chú ta mới chịu rút chân lại.

"Tại sao con lại rút chân lại" – thiền sư hỏi đệ tử của mình.

Tiểu hòa thượng đáp: "Sư phụ, người chỉ duỗi không co, nhưng con là người có thể duỗi, có thể co, vì thế nên con đã thu chân của mình lại."

TIểu hòa thượng đẩy xe đi rồi, Mã Tổ thiền sư nhìn theo bóng dáng học trò cười lớn. Ông rất hài lòng với sự linh hoạt, khôn khéo của chú tiểu.

Nhiều năm sau, ông truyền lại áo cà sa và bát hóa duyên lại cho tiểu hòa thượng này – Ẩn Phong thiền sư.

Theo Nguyễn Nhung

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên