MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giơ biển xin "cần câu chứ không xin cá", chàng coder vô gia cư được Google và hàng trăm công ty lớn mời tuyển dụng

30-07-2018 - 15:11 PM | Sống

Trước giờ có mấy ai đứng đường xin việc một cách nghiêm túc? Đừng tặc lưỡi và bày tỏ sự thương hại anh chàng này, hóa ra đây lại là chiến lược xin việc vô cùng thành công.

Sáng thứ 6 vừa qua, coder David Casarez tỉnh dậy trên ghế băng ngoài công viên ở Mountain View, California. Vốn không nhà cửa, David vẫn mặc sơ mi, thắt cà vạt chỉn chu, ôm một tấm biển viết tay cùng 1 xấp phong bì của FedEx ra đường cao tốc gần đó.

Sức dài vai rộng như thế này mà ngửa tay xin tiền sao? Có thể bạn sẽ nghĩ vậy, nhưng không!

Giơ biển xin cần câu chứ không xin cá, chàng coder vô gia cư được Google và hàng trăm công ty lớn mời tuyển dụng - Ảnh 1.

Coder vô gia cư David Casarez

"VÔ GIA CƯ

KHAO KHÁT ĐƯỢC THÀNH CÔNG

HÃY LẤY MỘT TỜ ĐƠN XIN VIỆC".

Trước giờ có mấy ai đứng đường xin việc một cách nghiêm túc? Đừng tặc lưỡi và bày tỏ sự thương hại, hóa ra đây lại là chiến lược xin việc vô cùng thành công.

Chỉ đơn giản vậy thôi, một người qua đường đã chụp lại cảnh David Casarez cầm biển và tấm ảnh nhanh chóng lan truyền trên Reddit, Twitter, Facebook... Đến chiều ngày hôm sau, tức là thứ 7, David suýt thì "chết đuối" trong hơn 200 lời mời làm việc từ nhiều nhà tuyển dụng. Thậm chí, một trong những ông lớn công nghệ của thế giới cũng để mắt đến David.

"Google đã liên lạc với tôi", chàng trai 26 tuổi chia sẻ với New York Post trong sự ngỡ ngàng.

"Còn nhiều công ty khác cùng một loạt startup...", anh nói, từ một tiệm Starbucks gần nơi đầu tiên David ăn xin lần đầu theo nghĩa đen, nhưng là xin một công việc chứ không xin tiền.

"Cả một người quản lý sản phẩm từ Bitcoin.com còn hỏi liệu tôi có thể làm việc từ xa hoặc chuyển tới Tokyo", David vẫn chưa hết ngạc nhiên khi cuộn mail xem lời mời tuyển dụng.

"Nhưng tối nay, tôi sẽ trở lại băng ghế của mình ngoài công viên Rengstorff".

Lớn lên ở thị trấn biên giới gần Laredo, Texas. David Casarez từng là cử nhân khoa quản lý thông tin ở Đại học Texas A & M, sau đó anh làm web developer tại General Motors ở Austin.

Thế nhưng, David lại rút tiền phúc lợi 401-K (một trong những chương trình phúc lợi quan trọng nhất của các công ty nhằm giúp đỡ nhân viên mở trương mục tiết kiệm dành cho việc hưu trí trong tương lai. Cái tên 401-K bắt nguồn từ phần 401 đoạn (K) của bộ luật thuế liên bang) để tới Silicon Valley với ước mơ khởi nghiệp.

Thế nhưng, đến tháng 6 thì David hết sạch tiền, gần như không còn xu nào.

"Tôi đã sống trong ô tô hơn một năm nay", David nói về hoàn cảnh của mình với chiếc xe van Ford Transit đời 2015.

"Thất nghiệp! Tôi đã có một cuộc phỏng vấn với Apple vào tháng 12 năm ngoái, tuy nhiên công việc đó làm gì còn suất", David kể lại.

Để kiếm sống, David làm một số công việc tự do (freelancing) như thiết kế web, logo. Tuy nhiên, hơn một tháng trước, chiếc xe kiêm chỗ ở của anh chàng bị tịch thu. Từ đó David đành phải ngủ trong công viên.

Đến hôm thứ 6, David quyết định ăn mặc chỉn chu nhất có thể, để "thuyết phục được những ông chủ tương lai của tôi". Đó là lý do vì sao anh chàng ôm biển và chồng phong bì đựng đơn xin việc kia ra đường cao tốc.

David cho biết, anh phải làm gì đó đột phá để tìm việc nhưng vẫn phải giữ tự trọng.

"Tôi vẫn muốn ngẩng cao đầu, tiếp tục nhìn về tương lai xem cơ hội gì sẽ đến với mình".

"Bạn biết đấy, đây là nỗ lực cuối cùng của tôi. Nếu nó tiếp tục thất bại, tôi sẽ về quê và giã từ ước mơ của mình".

David đứng ở mặt đường El Camino và San Antonio trong vài giờ, cho tới khi nữ tài xế Jasmine Scofield tình cờ đi ngang qua, dừng lại hỏi liệu cô có thể chụp ảnh và đăng lên mạng không.

Chắc chắn David đã đồng ý rồi.

"Hôm nay, tôi thấy người vô gia cư trẻ tuổi này yêu cầu mọi người lấy đơn xin việc của anh ta chứ không xin tiền", Jasmine đăng tweet vào khoảng 5 giờ chiều ngày thứ 6.

"Hãy re-tweet để giúp đỡ David!"

Đến trưa thứ 7 theo giờ California, bức ảnh chụp David đã có hơn 50.000 re-tweet, 70.000 likes.

"Nó diễn ra nhanh quá, tôi vẫn đang sốc", David không biết phải nói gì nữa.

Theo New York Post

Theo Long J

Trí thức trẻ

Trở lên trên