Giờ lao động của Việt Nam đang cao hay thấp so với Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu, châu Mỹ?
Ở Nhật Bản, thậm chí có một thuật ngữ để mô tả cái chết do lao động quá sức ("karoshi").
- 12-08-2019'1 chọi 1' người Việt không kém, làm chung thua Singapore cả chục lần
- 10-08-2019Sumitomo Electric Hardmetal Corp mở văn phòng kinh doanh ở Việt Nam
- 09-08-2019"Việt Nam có hùng cường được hay không?" và đây là câu trả lời của các bộ ngành
Sự khác biệt về thái độ, văn hóa và các yếu tố kinh tế xã hội là những nhân tố quan trọng tác động đến thời gian lao động trung bình của người lao động.
Dữ liệu năm 2018 từ OECD cho thấy trung bình Mexico dành 2.255 giờ làm việc mỗi năm - tương đương với khoảng 43 giờ mỗi tuần. Ở Mexico, những mối lo ngại thường trực về thất nghiệp, cùng với luật lao động lỏng lẻo, buộc người lao động phải làm việc cật lực hơn.
Trung bình, công nhân Đức chỉ làm việc 1.363 giờ mỗi năm. Ít hơn 892 giờ dành cho công việc mỗi năm so với người Mexico. Công nhân ở Mỹ đang ở mức trung bình về thời gian lao động với 1.783 giờ mỗi năm. Hy Lạp hiện đang là quốc gia có số giờ làm việc của người lao động nhiều nhất ở châu Âu, trung bình 2.035 giờ mỗi năm.
Hàn Quốc cũng làm việc với thời gian lao động khá lớn, là một phần trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng bất chấp những lo ngại về các tác động của già hóa dân số đến xã hội, bắt nguồn từ tỷ lệ sinh thấp và đang khiến năng suất chậm lại, Tổng thống Moon Jae-in vẫn tiến hành cắt giảm thời gian làm việc của người lao động và cho công nhân quyền nghỉ ngơi .
Mặc dù có một thuật ngữ để mô tả cái chết do làm việc quá sức ("karoshi"), nhưng một người lao động Nhật Bản trung bình chỉ làm việc 1.713 giờ mỗi năm - dưới mức trung bình của các quốc gia OECD, tương đương với chỉ khoảng 33 giờ mỗi tuần. Kết quả này là khá đáng ngạc nhiên với một đất nước vốn có văn hóa "tham công tiếc việc". Nhưng đó là do chính phủ đã áp đặt giới hạn đối với việc làm thêm giờ.
Mặc là quốc gia thời gian làm việc ngắn nhất trong số các quốc gia thành viên OECD, Đức vẫn duy trì mức năng suất cao. Trên thực tế, người lao động Đức được báo cáo là có năng suất trung bình cao hơn 27% so với người Anh. Người Hà Lan, Pháp và Đan Mạch cũng làm việc trung bình ít dưới 1.500 giờ mỗi năm.
Nước láng giềng Trung Quốc có số giờ lao động được cho là cao nhất thế giới, lên tới 2.920 giờ mỗi năm, tương đương 56 giờ một tuần. Đằng sau sự bứt phá về công nghệ, khoa học kỹ thuật mạnh mẽ những năm gần đây, các công ty và đặc biệt là giới lập trình viên, kỹ sư phần mềm nước này phải chịu áp lực rất lớn về cạnh tranh và thời gian làm việc. Cụ thể, những người ký hợp đồng sẽ phải chấp nhận lịch làm việc 996, nghĩa là giờ làm việc từ 9 giờ sáng tới 9 giờ tối, sáu ngày một tuần.
Đó là số giờ làm việc rất lớn, đặc biệt với các vị trí đòi hỏi sự tập trung trí óc và sáng tạo như công việc lập trình. Theo quy định về tiền làm thêm giờ, những nhân viên tuân theo lịch làm việc 996 xứng đáng được trả gấp 2,275 lần mức lương cơ bản. Đáng tiếc là họ hiếm khi được trả nhiều như vậy.
Kết quả Điều tra lao động việc làm của Tổng cục Thống kê cho thấy, số giờ làm việc trung bình mỗi tuần của một lao động đang làm việc ở Việt Nam đã giảm dần từ 45,6 giờ trong năm 2011 xuống 45,3 giờ năm 2018.
Trong đó, lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có số giờ làm việc thực tế bình quân mỗi tuần năm 2018 thấp nhất với 39,7 giờ; trong khi số giờ làm việc thực tế bình quân của khu vực công nghiệp, xây dựng là 50,3 giờ và khu vực dịch vụ là 47,4 giờ.