Góc nhìn: Có một rủi ro “đặc biệt lớn” trong lòng ngân hàng?
“Đặc biệt lớn” là mức độ mà một số bản tin đề cập đến rủi ro sự việc xảy ra tại TPBank công bố tuần qua.
- 17-11-2019Đề nghị kiểm toán ngân hàng 0 đồng và các doanh nghiệp có dự án thua lỗ ngàn tỷ
- 17-11-2019Sau đợt giảm lãi suất huy động, ngân hàng nào đang dẫn đầu?
- 17-11-2019Những ngân hàng nào sắp về đích sớm?
Dù vậy, con số cụ thể hiện vẫn chưa được nêu cụ thể, liên quan đến một phó giám đốc chi nhánh TPBank tất toán khống 5 sổ tiết kiệm của khách hàng mà Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội vừa khởi tố vụ án hình sự.
Cũng tại thời điểm này, tại TP.HCM, vụ án xảy ra ở Ngân hàng Đại Tín (Trustbank) từ nhiều năm trước tiếp tục vào giai đoạn xét xử mới; nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) Trần Phương Bình bị đề nghị truy tố cùng 11 bị can khác; một trưởng phòng Ngân hàng ANZ nhận án chung thân vì lập giả hồ sơ vay…
Khi truy tố, qua xét xử, tại những rủi ro đó đối với các ngân hàng liên quan, những con số cụ thể được nêu rõ. Từ hàng chục tỷ, hàng trăm tỷ, đến hàng nghìn thậm chí đơn vị chục nghìn tỷ đồng qua các vụ việc như trên xảy ra nhiều năm qua. Từ vụ án Huyền Như, Phạm Công Danh, Hà Văn Thắm… với nhiều ngân hàng thương mại liên quan.
Thế nhưng, cho đến nay chưa từng có một con số thống kê quy mô rủi ro và thiệt hại loại này trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, cũng như cập nhật theo thời gian và công bố.
“Đặc biệt lớn” là cụm từ một số bản tin dùng đề cập đến sự việc tại TPBank công bố tuần qua. Nếu làm phép cộng đơn thuần thiệt hại từ các vụ án cụ thể như trên, con số hình thành nhiều khả năng cũng sẽ “đặc biệt lớn”.
Nhiều năm qua và cho đến nay, rủi ro trong hoạt động ngân hàng được thống kê và cập nhật cụ thể chủ yếu nêu ở nợ xấu. Rủi ro nợ xấu được gắn với nguyên do doanh nghiệp, người vay không trả được nợ. Và ngay cả khi doanh nghiệp và người vay vẫn trả nợ tốt, không có rủi ro hiện tại, chính sách vẫn yêu cầu ngân hàng phải trích dự phòng rủi ro.
Cụ thể, quy định nhiều năm qua và hiện nay, ngân hàng phải trích lập và duy trì khoản dự phòng rủi ro tín dụng bằng 0,75% tổng giá trị số dư nợ cho vay khách hàng từ nhóm 1 đến nhóm 4, trong đó nhóm 1 là những doanh nghiệp và người vay không có rủi ro hiện tại.
Còn những sự việc trên, rủi ro hoạt động và rủi ro nội bộ trong lòng ngân hàng có thể lượng hóa và dự phòng mức độ như vậy không? Rủi ro ở đây khó lường, vì như trên, giả sử phó giám đốc chi nhánh TPBank nói trên chỉ tất toán khống 1 sổ tiết kiệm hoặc thêm 1 sổ nữa, mức độ rủi ro trở nên khác biệt lớn thay vì một khoản vay của một doanh nghiệp, một người dân hoàn toàn bao quát được.
BizLive