Góc tự hào: Di sản văn hoá Việt Nam đầu tiên được xuất hiện trên Google bằng công nghệ thực tế ảo, hoành tráng đến từng chi tiết
Lăng Tự Đức là 1 trong 37 công trình di sản trên khắp thế giới được Google vừa cho ra mắt bằng công nghệ thực tế tăng cường (AR).
- 22-06-2020Đưa mẹ đi khắp thế gian: Chuyến du lịch đầu tiên trong đời của mẹ, khám phá Huế - Hội An và giấc mơ dần trọn vẹn
- 08-06-2020Huế mở cuộc thi ảnh, giảm 50% phí tham quan, tung tour đồng giá chỉ 200.000 đồng, tín đồ du lịch đợi gì mà không vi vu
- 07-06-2020"Lướt ván đứng" trên dòng sông Hương: Một trải nghiệm khác biệt để cảm nhận nét sôi động của cố đô Huế
Lăng Vua Tự Đức (hay còn gọi là Lăng Tự Đức) là quần thể kiến trúc từ thế kỷ 19, được bảo tồn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Với những giá trị về lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, văn hoá…, Lăng Vua Tự Đức đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới từ 1993.
Ngày nay, Lăng Tự Đức không chỉ là nơi lưu giữ lịch sử, văn hoá mà còn là điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tại xứ Huế mộng mơ.
Ảnh @tonymontanz_
Với những giá trị to lớn về kiến trúc, lịch sử, nghệ thuật tầm cỡ phương Đông và thế giới, Lăng Vua Tự Đức trở thành 1 trong 37 công trình di sản văn hoá được Google chuyển thể bằng công nghệ thực tế tăng cường (AR) trong thời gian tới đây.
Nhằm kỷ niệm ngày 27/09 - ngày Du lịch thế giới do Liên Hợp Quốc sáng lập, Google Arts & Culture sẽ ra mắt bộ sưu tập gồm hàng nghìn bảo tàng và điểm đến văn hóa trên thế giới. Với sự giúp đỡ của đối tác CyArk, 37 di sản văn hóa khắp thế giới sẽ được xuất hiện trên Google Tìm Kiếm bằng công nghệ thực tế tăng cường (AR), bao gồm Lăng Vua Tự Đức tại Huế.
Lăng Tự Đức mô phỏng bằng công nghệ thực tế ảo AR. Nguồn: Google
Theo Google, câu chuyện về việc đưa Lăng Tự Đức vào thư viện Di sản mở (Open Heritage) bắt đầu từ mùa hè năm 2018 khi CyArk phối hợp cùng Trung tâm bảo tồn di tích Huế để số hóa điện Hòa Khiêm, văn bia Lăng Tự Đức và Lăng Hoàng hậu Lệ Thiên Anh, đưa ra các mô hình 3D và các bản vẽ kiến trúc nhằm hỗ trợ công tác bảo tồn và lưu trữ. Ngoài những hình ảnh di tích được quay, chụp từ bên trong và bên ngoài lẫn trên cao bằng flycam, đội ngũ chuyên gia còn dùng cả máy quét laser cùng tái hiện chính xác hơn các chi tiết điêu khắc cũng toàn cảnh khuôn viên, trong và ngoài khu Lăng và điện với video cũng như ảnh 360 độ.
Ảnh @justrrom
Lăng Tự Đức cùng các công trình được dựng bằng công nghệ thực tế ảo AR khác là những nỗ lực của Google để thúc đẩy việc giao lưu trên toàn thế giới với hình thức du lịch ảo, nhắc nhở cách mà du lịch đã giúp mọi người tiếp niềm tin và sự lạc quan. Năm nay với những gì xảy ra đã ảnh hưởng đến khả năng du lịch của mọi người trên toàn cầu, nhưng mong muốn được trải nghiệm những nền văn hóa mới, nhìn thấy những vùng miền xa xôi hoặc khám phá những viên ngọc ẩn ngay bên cạnh chúng ta vẫn không hề giảm sút.
Đối với người Việt, sự xuất hiện của Lăng Vua Tự Đức trong dự án lần này của Google là điều đáng tự hào. Không chỉ là cơ hội để ngắm nhìn di sản văn hoá nước mình theo cách chân thực, sinh động hơn mà còn là cơ hội để thế giới biết đến vẻ đẹp kiến trúc, giá trị nghệ thuật của Lăng Tự Đức nói riêng và phương Đông nói chung.
Pháp luật và Bạn đọc