Gọi FED là đồ cứng đầu, ông Trump gây áp lực để lãi suất về 0 hoặc "thấp hơn nữa"
Ông chủ Nhà Trắng tiếp tục cuộc công kích bằng lời nhằm vào Cục Dự trữ Liên bang Mỹ khi cho rằng những chính sách của FED làm chậm nền kinh tế Mỹ.
- 12-09-2019Tổng thống Trump tuyên bố sẽ tạm hoãn áp thuế bổ sung với Trung Quốc trong 2 tuần, vì nước này "đã bày tỏ thiện chí"
- 11-09-2019“Trùm” đầu cơ George Soros khen chính sách của ông Trump với Trung Quốc và Huawei
- 11-09-2019Thị trường dầu mỏ sẽ bị ảnh hưởng thế nào sau khi ông Trump sa thải cố vấn cấp cao John Bolton?
- 11-09-2019Bằng mặt không bằng lòng, ông Trump sa thải cố vấn an ninh Bolton
- 10-09-2019Suy thoái kinh tế đã "len lỏi" vào những ngõ ngách của nền kinh tế Mỹ, liệu ông Trump có cơ hội tái đắc cử?
Trên mạng xã hội, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Ngân hàng Trung ương Mỹ nên cắt lãi suất về 0 hay thậm chí là lãi suất âm. Ngài Tổng thống cũng không quên gọi các quan chức FED là "những kẻ cứng đầu" trong dòng tweet của mình.
"Cục dự trữ Liên bang nên giảm lãi suất của chúng ta xuống 0 hay thấp hơn. Sau đó, chúng ta nên bắt đầu tái cấp vốn lại các khoản nợ của chúng ta", ông Trump nhấn mạnh.
Hiện tại, người phát ngôn của FED từ chối bình luận về thông điệp mới nhất của ông Trump.
Bên cạnh những lời chỉ trích quen thuộc nhằm vào FED, Tổng thống Trump đã đưa ra một lời đề nghị chưa từng có. Ông Trump cho rằng nước Mỹ nên tái tài trợ cho khoản nợ của mình. Hiện Mỹ có khoản nợ 22,5 nghìn tỷ USD, trong đó 16,7 nghìn tỷ USD được nắm giữ bởi công chúng.
Khoản nợ này đã tăng 2,6 nghìn tỷ USD, tương đương 13%, dưới thời ông Trump. Một phần trong số đó tới từ chính sách cắt giảm thuế năm 2017. Người nộp thuế đã bỏ ra 538,6 tỷ USD chi phí lãi vay trong năm tài khóa 2019.
Ý tưởng tái cấp vốn cho các khoản nợ liên bang là chưa từng có tiền lệ trong thời hiện đại.
Mark Zandi, nhà kinh tế trưởng tại Moody’s Analytics, nhận định: "Nó không khả thi và có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng cho các nhà đầu tư, thị trường tài chính và cuối cùng là nền kinh tế Mỹ. Các khoản nợ không phải trả trước. Có một mối quan hệ hợp đồng giữa Bộ Tài chính và các nhà đầu tư. Đây không phải một khoản thế chấp mà là nợ của Ngân khố Mỹ. Tôi nghĩ rằng nó sẽ gây nhiều rắc rối cho thị trường tài chính và lãi suất cuối cùng sẽ chỉ tăng chứ không giảm".
Về việc ông Trump muốn có lãi suất bằng 0, thậm chí là lãi suất âm, Zandi cho rằng điều này cũng chẳng đem lại nhiều lợi ích.
"Câu hỏi mà các bạn phải tự hỏi mình là nếu chúng ta giảm lãi suất về không và chúng ta thực sự trải qua một cuộc suy thoái, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo", Zandi chia sẻ.
Việc cắt giảm lãi suất xuống 0 hoặc thấp hơn sẽ làm giảm chi phí nợ nhưng cũng khiến Mỹ trở thành điểm đến ít hấp dẫn hơn của dòng vốn vì khả năng tại ra năng suất sẽ trở nên khó khăn.
FED dự kiện sẽ có một quyết định cắt giảm lãi suất khác sau cuộc họp tuần tới sau khi tiến hành cắt giảm lãi suất lần đầu tiên trong hơn 1 thập kỷ vào tháng 7 vừa qua. Thị trường đánh cược FED sẽ giảm lãi suất thêm một lần vào cuối năm nay và một động thái tương tự vào đầu năm 2020.
Trong khi những lo ngại về suy thoái tăng cao, Chủ tịch FED Jerome Powell lại cho rằng ông không hề nhìn thấy sự suy thoái ở đường chân trời.
"Nếu chúng ta đi đến lãi suất âm, tiền sẽ ngừng đổ vào Mỹ và chảy đến bất cứ nơi nào khác mà nhà đầu tư có thể tìm thấy lợi nhuận hợp lý và tích cực. Điều này sẽ làm chậm tăng trưởng của khu vực tư nhân", Dick Bove chuyên gia phân tích ngân hàng của Odeon Capital Group nhận định.