Gói kích thích kinh tế lần 2: Ưu tiên doanh nghiệp có sức lan tỏa
Khi Bộ LĐ-TB&XH đề xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện gói hỗ trợ lần 2 cho doanh nghiệp và người lao động với kinh phí khoảng 18.600 tỷ đồng. Nhiều chuyên gia, tổ chức đã lên tiếng đề xuất cách thức thực hiện.
- 13-04-2020Tăng gấp 3 gói hỗ trợ ứng phó đại dịch, Chủ tịch ADB cảnh báo: Covid-19 đe dọa đảo ngược những tiến bộ về giảm nghèo và đẩy các nền kinh tế vào suy thoái
- 05-04-2020Ngân hàng Thế giới cam kết hỗ trợ Việt Nam gói 50 triệu USD cho y tế và 500 triệu USD để phục hồi kinh tế
- 16-03-2020Fed tung gói hỗ trợ nền kinh tế chưa từng có: Tác động và hàm ý gì đối với Việt Nam?
Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng cũng cho rằng, Thủ tướng cần chỉ đạo rà soát các chính sách đã ban hành trong gói kích thích kinh tế lần 1 để điều chỉnh, giảm tải các quy định, điều kiện, thủ tục còn rườm rà, bất hợp lý.
Theo một lãnh đạo Bộ Tài chính, hiện nay, Chính phủ đang giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành, hiệp hội DN để xây dựng gói kích thích kinh tế lần 2. Ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, việc gia hạn thuế thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ và chỉ được gia hạn trong trường hợp không dẫn đến điều chỉnh dự toán thu ngân sách nhà nước đã được Quốc hội quyết định.
Còn theo PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, ngân sách Nhà nước không phải là “bầu sữa”. Do vậy, trong điều kiện nguồn lực hạn chế, Nhà nước cần xác định cứu những DN có tác động lan tỏa, có sức kéo vớt nền kinh tế, cứu những DN còn khỏe để sau đó những DN này quay sang cứu những DN yếu hơn trong hệ sinh thái, vì Nhà nước không thể cứu tất cả DN.
PGS.TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, Nhà nước nên hướng đến ưu tiên hỗ trợ người lao động bị mất việc, tiếp đó cần hỗ trợ DN còn hoạt động.
Tiền phong